Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia là gì? Mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2015 là gì? Có thể hiểu công nghệ mới được quy định như thế nào?
>> Khi nào nhà đầu tư cần điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là một trong những giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về các mục tiêu Chương trình quốc gia thực hiện bao gồm:
- Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ;
- Phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ;
- Tăng cường nguồn lực công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia là gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Điều 1 Quyết định 118/QĐ – TTg năm 2021 quy định cụ thể về mục tiêu của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
- Về mục tiêu đến năm 2025
+ Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm.
+ 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm trực tiếp tham gia Chương trình hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 3 đến 5 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 1,5 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.
+ Khoảng 5.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 10 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến.
+ Hình thành tại mỗi vùng kinh tế ít nhất một mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn để triển khai nhân rộng.
- Về mục tiêu đến năm 2030:
+ Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm.
+ 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm hình thành tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 8 đến 10 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 2 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.
+ Khoảng 10.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 15 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến.
+ Hình thành tại mỗi vùng kinh tế ít nhất hai mô hình nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn để triển khai nhân rộng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 định nghĩa công nghệ mới như sau:
Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra hoặc ứng dụng tại Việt Nam hoặc trên thế giới, có trình độ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng trong thực tiễn và khả năng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.