Giám đốc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao lâu? Trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc của công ty khi giám đốc đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?
>> Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ bao nhiêu để được cấp phép hoạt động?
>> Đêm giao thừa Tết Nguyên đán, Tết Ất Tỵ 2025, Đà Lạt Lâm Đồng bắn pháo hoa ở đâu?
Căn cứ điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt đối với giám đốc công ty như sau:
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau:
1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:
a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
…
2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau:
a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
b) Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, giám đốc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định thì phải báo trước cho công ty ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên và ít nhất bằng một phần tư thời gian của hợp đồng đối với HĐLĐ dưới 12 tháng.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Giám đốc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao lâu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, trừ các trường hợp sau:
(i) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
(ii) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, giám đốc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định mà không thuộc hai trường hợp loại trừ trên thì công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc nếu giám đốc đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Như vậy, nếu công ty đã đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khi nghỉ việc sẽ không chi trả trợ cấp thôi việc nữa.
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc quy định như sau:
(i) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
(ii) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.