Công ty có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động lao động không? Công ty giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Sức khỏe sinh sản là gì? Nhà nước có trách nhiệm gì về chăm sóc sức khoẻ sinh sản?
>> Độ tuổi lao động 2025 là bao nhiêu? Pháp luật có giới hạn độ tuổi lao động tối đa?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, quy định các hành vi công ty không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Như vậy, trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, công ty không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Công ty không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
Lưu ý: Mức phạt tiền theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động trong khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc công ty phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân đã giữ của người lao động (theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:
(i) Phân biệt đối xử trong lao động.
(ii) Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
(iii) Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(iv) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
(v) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
(vi) Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(vii) Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động - Bộ luật Lao động 2019 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này. |