Công ty chi phí mua hàng qua sàn thương mại điện tử có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2024 hay không?
>> Năm 2024, hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào bị bỏ sót, xử lý như thế nào?
>> Doanh nghiệp gia hạn nộp thuế 2024 có nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan thuế không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2.1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Mục 1.2, doanh nghiệp được trừ một khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(ii) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(iii) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên là các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
>>Xem thêm bài viết: Các khoản chi phí được trừ (chi phí hợp lý) khi tính thuế TNDN
Đồng thời tại Công văn 38534/CTHN-TTHT ngày 28/6/2024 Cục Thuế Thành phố Hà Nội hướng dẫn về vấn đề này như sau: Trường hợp công ty chi mua hàng qua sàn thương mại điện tử nếu các khoản chi này đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 1 nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân 2024 |
Chi phí mua hàng qua sàn thương mại điện tử có thể được trừ khi tính thuế TNDN năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú và doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, kỳ tính thuế TNDN được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
(i) Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN.
Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
(ii) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuếTNDN mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
(Khoản 4 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
>>Xem chi tiết tại CVPL: Kỳ tính thuế TNDN