Luật Trọng tài thương mại mới nhất có phải Luật Trọng tài thương mại 2010? Có những nội dung nổi bật nào? Hình thức thỏa thuận trọng tài và quy định về thành lập ra sao?
>> Hợp đồng EPC là gì? Quyền của bên giao và bên nhận thầu EPC là gì?
>> Án lệ là gì? 13 án lệ về Kinh doanh – Thương mại mới nhất
Ngày 17/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài. Luật chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 và vẫn đang được áp dụng đến hiện nay.
Như vậy, để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Luật Trọng tài thương mại 2010 hiện là văn bản pháp luật mới nhất và toàn diện nhất về trọng tài thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định có thể được hướng dẫn bởi các nghị định và thông tư liên quan, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn.
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Luật Trọng tài thương mại mới nhất có phải Luật Trọng tài thương mại 2010
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì có 2 hình thức thỏa thuận trọng tài như sau:
(i) Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng.
(ii) Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Lưu ý: Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được thiết lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Thỏa thuận được thiết lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định chi tiết về việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài như sau:
Điều 40. Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.