Theo Luật Việc làm 2024, các hành vi bị nghiêm cấm trong năm 2024 là gì? Có điểm gì mới so với quy định của pháp luật hiện hành hay không? – Mai Minh (Ninh Thuận).
>> Làm chưa hết năm 2023, nhân viên có được thưởng Tết Âm lịch 2024?
>> Có phải đóng BHXH bắt buộc với tiền thưởng Tết Dương lịch 2024?
Cho đến hiện nay, chưa có Luật Việc làm 2024, nên các hành vi nghiêm cấm theo Luật Việc làm trong năm 2024 vẫn được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm 2013.
Cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 9 Luật Việc làm 2013 như sau:
- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các hành vi nghiêm cấm theo Luật Việc làm (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 4 Luật Việc làm 2013 quy định về nguyên tắc việc làm như sau:
- Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
- Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
- Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
[Xem chi tiết nội dung tại đây].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Luật Việc làm 2013 Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. Điều 2. Đối tượng áp dụng - Luật Việc làm 2013 Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Việc làm 2013 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. 2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. 3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề. 4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm - Luật Việc làm 2013 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. 3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương. |