Brochure là gì? Các phương tiện quảng cáo hiện nay? Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào cấm quảng cáo? Người quảng cáo có quyền và nghĩa vụ gì?
>> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 2025 gồm những gì?
>> Thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ công lập gồm những gì?
Brochure là một tài liệu quảng cáo được thiết kế để giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp.
Brochure thường được in ấn trên giấy chất lượng cao và sử dụng hình ảnh bắt mắt, cùng với nội dung ngắn gọn nhưng thu hút, nhằm truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Đặc điểm của brochure:
- Hình thức: Thường có kích thước nhỏ gọn như A4, A5, hoặc gấp lại thành ba hoặc hai phần; sử dụng hình ảnh minh họa nổi bật và thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
- Nội dung: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, hoặc chương trình khuyến mãi; mô tả lợi ích, đặc điểm nổi bật, giá trị cốt lõi; kèm thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện thoại, email, website.
- Mục đích: Quảng bá thương hiệu; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới; thúc đẩy quyết định mua sắm hoặc hành động từ khách hàng (call-to-action).
Lưu ý: Nội dung “Brochure là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 17 Luật Quảng cáo 2012, các phương tiện quảng cáo hiện nay bao gồm:
(i) Báo chí.
(ii) Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
(iii) Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
(iv) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
(v) Phương tiện giao thông.
(vi) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
(vii) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
(viii) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
File word mẫu thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo |
Brochure là gì; Các phương tiện quảng cáo hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024), các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm:
(i) Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(ii) Thuốc lá.
(iii) Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
(iv) Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
(v) Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
(vi) Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
(vii) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực.
(viii) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Căn cứ Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, quy định quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo như sau:
(i) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.
(ii) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo.
(iii) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt.
(iv) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
(i) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
(ii) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo.
(iii) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
(iv) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.