Thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ công lập gồm những gì? Nhân lực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào? Nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng là gì?
>> Những ai có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả?
>> Nhượng tái bảo hiểm là gì? Việc nhượng tái bảo hiểm bị nghiêm cấm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ công lập bao gồm:
(i) Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập bao gồm:
+ Tờ trình về việc thành lập.
+ Đề án thành lập.
+ Dự thảo quyết định thành lập.
+ Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động.
(ii) Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập được lập thành 02 bộ.
Đồng thời gửi về cơ quan có thẩm quyền thành lập quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và công nghệ 2013 bằng 02 cách thức:
+ Gửi qua đường bưu điện.
+ Gửi trực tiếp.
(iii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc( kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản i mục này), cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức lập hồ sơ biết để sửa đổi, bổ sung.
(iv) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan sau đây phải có ý kiến thẩm định:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở Trung ương.
+ Sở Khoa học và Công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ khác.
(v) Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.
Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia pháp lý, trong đó, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền thành lập xem xét và ra quyết định thành lập. Trường hợp không chấp thuận thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ công lập gồm những gì
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP về điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
|
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định giải thích về nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng như sau:
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng là đề tài khoa học và công nghệ, dự án khoa học và công nghệ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ đòi hỏi tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia.