Người lao động nghỉ ốm đau có được hưởng nguyên lương không? Một tháng người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày? Mẫu đơn xin nghỉ ốm đau cho người lao động?
>> Valentine trắng là ngày gì? Valentine trắng ai tặng quà cho ai?
>> Giấy xác nhận nơi cư trú xin ở đâu năm 2025?
Trường hợp người lao động bị ốm đau có thể xin nghỉ làm để hưởng một trong 02 chế độ sau đây: Nghỉ phép năm do bị ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Người lao động chỉ được lựa chọn nghỉ theo một trong 02 chế độ trên. Bởi lẽ căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, không giải quyết chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Như vậy, trường hợp người lao động sử dụng phép năm để nghỉ ốm đau sẽ được hưởng nguyên lương.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Để được hưởng chế độ ốm đau cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, nghỉ hưởng chế độ ốm đau thì người lao động không được trả lương nhưng được hưởng trợ cấp từ cơ quan BHXH.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động nghỉ ốm đau có được hưởng nguyên lương không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ ốm đau từ 30 - 70 ngày trong 01 năm.
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian nghỉ ốm đau từ 40 - 70 ngày trong 01 năm.
- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Theo đó, hiện nay không quy định thời gian nghỉ ốm đau trong 01 tháng, nhưng phải đảm bảo thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm theo quy định trên.
Như vậy, pháp luật không quy định số ngày nghỉ ốm đau tối đa trong 1 tháng của người lao động.
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ ốm đau dành cho người lao động và hướng dẫn cách ghi: TẠI ĐÂY
![]() |
Mẫu đơn xin nghỉ ốm đau dành cho người lao động và hướng dẫn cách ghi |