Sản phẩm bị xem là có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế khi nào? Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế? – Ngọc Hân (An Giang).
>> Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 2023
>> Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 2023
Tại Điều 74 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế như sau:
(i) Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
- Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
(ii) Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo một trong các tài liệu sau:
- Bằng độc quyền sáng chế.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Yếu tố xâm phạm quyền với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí được thực hiện theo Điều 75 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
(i) Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ.
- Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
(ii) Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo:
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; hoặc
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
- Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo một trong các tài liệu sau:
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
- Quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế.
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
- Sản phẩm, bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp có hình dáng bên ngoài bị coi là không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ.
+ Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.
(Căn cứ Điều 76 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).