Tôi muốn biết yêu cầu chung cho quá trình thiết kế và vận hành kho chứa LNG nổi theo tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất là gì? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Hoàng Sơn (Hậu Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 03/04/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 02/04/2024
Trong tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - công trình thiết bị - Phần 1 thì các yêu cầu chung cho thiết kế kho chứa nổi được quy định như sau:
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với:
- Kho chứa LNG nổi – FLNG.
- Kho chứa và tái hóa khí nổi – FSRU.
- Kho nổi tồn chứa LNG - FSU.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các kho chứa LNG nổi ngoài khơi, gần bờ hoặc trên ụ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả cầu cảng liên quan đến kho chứa LNG nổi đang trên ụ và cũng đề cập sơ bộ đến các giải pháp neo đậu của kho chứa LNG nổi.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả kho chứa nổi đóng mới, kho chứa nổi được hoán cải và đề cập tới các yêu cầu cụ thể.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:
- Kho chứa, nhà máy hoặc cơ sở tồn chứa, hóa lỏng và/hoặc tải hóa khí trên bờ, ngoại trừ FSRU và/hoặc FLNG trên ụ.
- Các nhà máy LNG ngoài khơi dựa trên kết cấu không nổi (ví dụ kết cấu trọng lực (nguyên tắc GBS)).
- Các phương tiện hỗ trợ ven bờ (như tàu hỗ trợ, tàu lai dắt).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết kế các nhà máy phát điện nổi mặc dù một số mục liên quan của tiêu chuẩn này có thể được tham khảo.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị liên quan đến việc sử dụng LNG làm nhiên liệu cho tàu.
Tải trọng áp dụng cho kho chứa khí hóa lỏng có thể xuất phát từ các tình huống khác nhau, bao gồm:
- Chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm.
- Vận hành tại chỗ (ví dụ như vận hành của kho nổi, vận hành vận chuyển khí hóa lỏng, vận hành kiểm tra và bảo trì và các trường hợp sự cổ).
- Điều kiện chuyển tiếp (tức là kho chứa LNG không vận hành).
Phải tính đến các điều kiện nghiêm ngặt nhất với tổ hợp tải trọng liên quan.
Các tiêu chí đánh giá liên quan đến thử nghiệm kho chứa LNG phụ thuộc vào loại hệ thống chứa hàng và được quy định trong Chương 4 của Bộ luật IMO/IGC, phần E (mục 4.21 đến 4.26).
Tải trọng môi trường để thiết kế kho chứa LNG phải là (các) tải trọng môi trường tại vị trí cụ thể của kho chứa LNG nổi và cũng bao gồm tất cả các điều kiện di chuyển (ví dụ như hành trình giao hàng và điều kiện di chuyển không kết nối để thay đổi vị trí tiềm năng, nếu có).
Các thiết bị khối thượng tầng (ví dụ như nhà máy xử lý, cần trục, dân đuốc, hệ thống giao nhận) truyền tải trọng cơ học lên kết cấu thân tàu có thể được tỉnh đến khi thiết kế kho chứa LNG và kết cấu liên quan để đánh giá độ bền, mỏi và rung động.
Theo các trạng thái giới hạn đối với thiết kế thân tàu, kho chứa LNG và kết cấu liên quan có bốn loại trạng thái giới hạn và các điều kiện thiết kế liên quan cần được xem xét sau đây:
+ Điều kiện thiết kế cho ULS.
+ Điều kiện thiết kế cho FLS.
+ Điều kiện thiết kế cho ALS.
Trong thiết kế, phải xét đến khả năng trán LNG, đặc biệt trong vùng tiếp giáp với hệ thống giao nhận, cần được xem xét kĩ lưỡng bằng việc thực hiện quy định về ngăn ngừa tràn LNG và bảo vệ giòn hóa cho các cấu kiện thép carbon, hoặc bằng các biện pháp phù hợp khác.
Sự cố LNG tràn phải được xử lý ngoài khu vực công nghệ giao nhận.
Hệ thống xả của bồn chứa LNG phải phù hợp với Tiêu chuẩn IMO IGC Chương 8. Hệ thống thông hơi cũng phải xem xét các quy tắc về tồn chứa trên bở. Tham khảo theo TCVN 8611, 6.8, 9.7 và Phụ lục B hoặc TCVN 8616, 8.4.10.
Để giao nhận LNG từ dây chuyền sản xuất hoặc kho chứa LNG nổi sang tàu vận chuyển LNG (LNGC) hoặc ngược lại, một thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đầu nối giữa kho chứa LNG nổi và tàu vận chuyển LNG. Để đảm bảo điều kiện an toàn trong việc đấu nối và giao nhận LNG, hệ thống giao nhận phải có tối thiểu các chức năng sau:
(i) Kiểm soát được các dịch chuyển dưới ảnh hưởng của thời tiết khi kết nối với hệ thống ống phân phối của phương tiện vận chuyển trong điều kiện vận hành, như gió, dao động do biển động, mưa, băng, nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
(ii) Duy trì kết nối giữa tại điểm kết nối trong khi vận hành mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào.
(iii) Dịch chuyển tự do cùng với sự dịch chuyển của phương tiện theo các hướng trước, sau, trái, phải, trên, dưới sau khi kết nối.
(iv) Giao nhận LNG thông qua đường ống từ mặt bích phía ngoài cùng tới điểm kết nối với phương tiện, từ khi bắt đầu giai đoạn vận hành làm lạnh đường ống tới khi kết thúc việc nhập hàng.
(v) Giới hạn về tải trọng lên điểm kết nối giữa thiết bị giao nhận và ống phân phối phải phù hợp với quy định của SIGTTO về ống phân phối chuẩn của tàu.
(vi) Phù hợp với yêu cầu về lưu lượng và sụt áp lớn nhất, phù hợp với quá trình lắp đặt, có tính đến tốc độ dòng chảy tối đa giới hạn bởi cấu hình thiết bị và theo kinh nghiệm.
(vii) Có khả năng ngắt kết nối trong điều kiện rỗng (không có sản phẩm) trong mọi điều kiện vận hành cho phép (ví dụ với điều kiện đóng băng).
(viii) Vận hành trong điều kiện giới hạn vận hành tối đa mà không có va chạm với các hệ thống giao nhận lân cận và các thiết bị, cấu trúc hạ tầng khác xung quanh.
(ix) Duy trì trạng thái không tồn chứa hàng, không cần nguồn năng lượng bên ngoài, chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường xung quanh công trình.
(x) Khi ngắt kết nối trong tình huống khẩn cấp phải dừng dòng sản phẩm, không gây va chạm với các hệ thống giao nhận lân cận và các thiết bị, cấu trúc hạ tầng khác xung quanh; để đảm bảo an toàn trong vận hành và tỉnh đến các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sóng chất lỏng, hai phía đầu kết nối phải được cô lập khỏi sự tách rời đột ngột, thiết bị giao nhận được thu hồi ngược về vị trí nghỉ trong cả điều kiện không có hàng và điều kiện vận hành ở điều kiện môi trường thiết kế.
(xi) Thực hiện xả lỏng và thổi khí trơ để đưa về trạng thái không có hàng sau khi vận hành, trước khi ngất kết nổi điều kiện bình thường hoặc sau khi ngắt kết nối khẩn cấp.
(xii) Để tránh các hậu quả việc phóng điện tiềm ẩn do sự khác biệt về tính chất giữa các thiết bị giao nhận, cần được cách điện về tại một đầu kết nối, tránh bị nối đất bởi tiếp xúc hoặc kết nối liên tục với thiết bị phụ trợ khác...
Việc xả và làm sạch hệ thống giao nhận, có thể đạt được nhờ việc áp dụng các quy trình phù hợp mà không cần thiết phải trang bị những thiết bị chuyên dụng.
Hệ thống hồi lưu khi kết nối hệ thống thu gom BOG từ cả hệ thống kho chứa LNG nổi và tàu vận chuyển LNG, vì dụ thông qua hệ thống hồi lưu hơi chuyên dụng.
Hệ thống hồi lưu khí phải được lắp đặt để hồi lưu khi từ các bồn chứa về tàu vận chuyển LNG hoặc ngược lại, để bù lại khối lượng chất lỏng bị bơm đi đến trong quá trình xuất nhập hàng, và thu gom BOG từ tàu chở dầu khi nó được neo vào hệ thống kho chứa LNG nổi.
Nếu cần thiết, có thể sử dụng quạt gió hoặc mày nên tăng áp.
Các đường ống phải có các đặc tính giống như các đường ống của hệ thống thu gom BOG.
Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống kho chứa LNG nổi bao gồm những nội dung sau đây:
- Bồn chứa (két chứa hàng).
- Neo đậu.
- Hệ thống đường ống công nghệ.
- Hệ thống giao nhận.
Đối với thiết bị được chuyển đổi, cần đánh giá tình trạng của hệ thống hiện hữu trước khi bắt đầu chuyển đổi. Việc đánh giá phải dựa trên các điều kiện tại khu vực hoạt động dự kiến và phương thức hoạt động mới. Việc đánh giá này phải bao gồm:
(i) Tình trạng của các hạng mục kết cấu hiện có và nhu cầu thay thế thép.
(ii) Nhu cầu nâng cấp lớp phủ để đối phó với nguy cơ gia tăng ăn mòn.
(iii) Xem xét các điều kiện mỏi và ăn mòn tại vị trí dự kiến và nâng cấp cần thiết.
(iv) Xem xét tuổi thọ cũng xem xét các khả năng và nguyên lý kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng dự kiến.
(v) Nhu cầu về kết cấu và gia cố bổ sung để phù hợp với thiết bị công nghệ bổ sung trên khối thượng tầng.
(vi) Tỉnh phù hợp của hệ thống tồn chứa hiện hữu, nơi có thể dự đoán được tải trọng va đập của chất lỏng.
(vii) Xem xét việc cô lập bổ sung trong hệ thống tồn chứa hàng nơi nó dự định tiếp tục hoạt động trong khi đang tiến hành kiểm tra bồn chứa.
(viii) Xem xét tỉnh thích hợp của các hệ thống hàng hải hiện hữu cho yêu cầu mới;
(ix) Xem xét nhu cầu sửa đổi và tăng công suất của hệ thống phát điện.
(x) Xem xét ảnh hưởng của việc phân loại vùng nguy hại mới đối với các nguồn tia lửa tiềm ẩn hiện hữu.
(xi) Xem xét liệu tải trọng sự cố mới cô yêu cầu sửa đổi đối với thân tâu và hệ thống hiện hữu hay không.
(xii) Xem xét nhu cầu sửa đổi để phù hợp với việc kiểm tra tại chỗ thân tàu hoặc các hệ thống hàng hải.
(xiii) Xem xét cách thức mà tàu được hoán cải sẽ được neo đậu lâu dài tại một vị trị.
(xiv) Nhận thức về các yêu cầu quy định bổ sung tại khu vực vận hành.
Nói chung, các hạng mục hiện hữu vẫn ở nguyên vị trí có thể tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn/ quy chuẩn thiết kế nguyên bản của chúng với điều kiện là chúng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc cung cấp thêm cấu trúc hoặc nhà máy và máy móc hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi phương thức vận hành mới.
Bất kỳ hạng mục nào được lắp đặt như một phần của quá trình hoán cải phải tuân thủ phiên bản cập nhật nhất của quy chuẩn/tiêu chuẩn/quy tắc có liên quan.
Ở cấp độ cao nhất, mục đích của kết nổi tàu bở kho chứa LNG nổi là truyền tải dữ liệu, không có độ trễ, tín hiệu từ bên này sang bên kia, tức là tàu vào bở hoặc ngược lại.
Các kết nối tàu bờ của kho chứa LNG nổi, đặc biệt là đối với hệ thống đặt trên bờ, được mô tả trong các khuyến cáo của ISO 28460 và SIGTTO.