Theo Bộ Luật lao động quy định khi thực hiện xử lý kỷ luật lao động cần phải có đủ các thành phần tham gia, trong đó phải có tổ chức đại diện người lao động. Vậy khi Doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì qua trình xử lý kỷ luật lao động được thực hiện như thế nào?
>> Lương tối thiểu vùng năm 2022 là bao nhiêu?
>> Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 của 63 tỉnh, thành phố
1. Trình tự xử lý kỷ luật người lao động
Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật lao động 2019 quy định việc xử lý kỷ luật được tiến hành như sau:
Bên cạnh đó, Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn trình tự xử lý kỷ luật người lao động cụ thể:
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật, doanh nghiệp tiến hành họp xử lý kỷ luật như sau:
Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì doanh nghiệp vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động, luật sư bào chữa, người đại diện hợp pháp của người lao động nếu người đó dưới 15 tuổi.
2. Doanh nghiệp không tham gia công đoàn sẽ xử lý kỷ luật như thế nào?
Bộ Luật lao động 2012 quy định xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, trong đó tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp không tham gia hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở thì phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để có thể tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Tuy nhiên, từ 01/01/2021, sẽ không còn khái niệm tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thay vào đó sẽ là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, tổ chức đại diện NLĐ được quy định tại Điều 3 Bộ luật lao động 2019 bao gồm: tổ chức đại diện người lao động bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động. Trong đó, công đoàn là tổ chức trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đồng thời, sẽ có thêm tổ chức đại diện cho người lao động là tổ chức của người lao động. Tổ chức đại diện cho người lao động khác so với tổ chức công đoàn cơ sở.
Do đó, thay vì lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn như hiện nay thì từ năm 2021, pháp luật cho phép người lao động trong doanh nghiệp được quyền lựa chọn thành lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn hoặc một tổ chức của người lao động khác.
Vì vậy, từ năm 2021, trong trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì phải có sự tham gia của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định để có thể tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
CCPL: Bộ Luật lao động 2019