Từ ngày 17/10/2024, việc thực hiện xây dựng phương án giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 21/2024/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
>> Dự thảo Luật Công đoàn mới nhất: Trường hợp miễn giảm kinh phí công đoàn
>> Những lưu ý đối với tài xế mở cửa xe ô tô áp dụng từ đầu năm 2025
Cụ thể về việc thực hiện xây dựng phương án giá dịch vụ khám chữa bệnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (khám chữa bệnh) do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 17/10/2024.
Đơn vị lập Phương án giá tổng hợp các yếu tố chi phí, nhóm chi phí hình thành giá của một dịch vụ khám chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BYT.
Trường hợp xác định các chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo công thức sau đây:
Chi phí |
= |
Định mức kinh tế |
- |
Kỹ thuật |
x |
Đơn giá |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Xây dựng phương án giá dịch vụ khám chữa bệnh (Arnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu: Cơ sở khám chữa bệnh được ban hành theo thẩm quyền.
(ii) Dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP: Áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp yếu tố chi phí thực tế thấp hơn chi phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành tại thời điểm đơn vị lập phương án giá: Đơn vị lập phương án giá xác định yếu tố hình thành giá theo chi phí thực tế nhưng phải bảo đảm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chi phí thực tế cao hơn chi phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm đơn vị lập phương án giá: Đơn vị lập phương án giá thực hiện việc tính theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.
(iii) Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh thực hiện theo khoản 7 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Đơn giá các chi phí (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) là giá cung ứng đến đơn vị được xác định theo giá công bố (nếu có) hoặc giá ghi trên hóa đơn theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập phương án giá cộng (+) với chi phí lưu thông hợp lý, hợp lệ đến đơn vị hoặc giá trúng thầu theo quy định. Ưu tiên các chứng từ gần thời điểm xây dựng phương án giá và thời hạn 24 tháng tính đến ngày đơn vị xây dựng phương án giá.
Nếu không có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định thì người đứng đầu đơn vị quyết định trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được theo một trong các hình thức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-BYT để xác định đơn giá.
Trường hợp không có đủ 03 đơn vị cung ứng thì người đứng đầu đơn vị lập phương án giá chịu trách nhiệm việc quyết định sử dụng thông tin thực tế thu thập được.
Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương. Chi phí nhân công thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Trong trường hợp các chi phí có nhiều đơn giá khác nhau thì người đứng đầu đơn vị quyết định lựa chọn việc tính đơn giá theo giá bình quân hoặc bình quân gia quyền hoặc tự quyết định lựa chọn đơn giá của chi phí đó bảo đảm phù hợp với yêu cầu chuyên môn và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không vượt mức tối đa giá của thông tin thu thập được.
Trường hợp xác định chi phí không có định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành:
Trong trường hợp yếu tố chi phí có nhiều loại, nhiều đơn giá khác nhau thì xác định theo mức chi phí thực tế hợp lý của yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Thủ trưởng đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
(i) Đối với chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu chí phù hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu chí khác phù hợp với đơn vị và quy định của pháp luật liên quan. Việc phân bổ chi phí bảo đảm không tính trùng các khoản chi phí đã được tính trong giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Trường hợp yếu tố chi phí phát sinh trong nhiều kỳ kế toán thì cần tập hợp số liệu của nhiều kỳ kế toán để phân bổ phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật liên quan của từng dịch vụ khám chữa bệnh.
(ii) Các tiêu chí dùng để phân bổ do người đứng đầu đơn vị lập phương án giá quyết định trên cơ sở tham khảo các tiêu chí phân bổ tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BYT và các tiêu chí khác (nếu có) phù hợp với yêu cầu chuyên môn của đơn vị.
Lưu ý: Căn cứ các quy định hiện hành và cơ sở dữ liệu hiện có, đơn vị có thể tham khảo một trong hai cách theo các bước tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BYT để xây dựng phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.