Tại Dự thảo luật công đoàn sửa đổi mới nhất có đề xuất các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp.
>> Những lưu ý đối với tài xế mở cửa xe ô tô áp dụng từ đầu năm 2025
>> Đề xuất Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ có mã QR
Tại Điều 30 Dự thảo Luật Công đoàn mới nhất, quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn được quy định như sau:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phá sản 2014, Luật Hợp tác xã 2023 có tài sản sau khi phân chia mà không đủ số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn theo quy định thì được miễn số tiền đó.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện vẫn còn khả năng đóng kinh phí công đoàn thì thực hiện truy thu, truy đóng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được giảm mức đóng kinh phí công đoàn.
Trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng, người sử dụng lao động tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Dự thảo Luật Công đoàn mới nhất: Trường hợp miễn giảm kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 28 Luật Công đoàn 2012, tài sản Công đoàn được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Dự thảo Luật Công đoàn mới nhất, tài sản Công đoàn được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn; từ nguồn vốn của Công đoàn; tài chính Công đoàn; tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản của Công đoàn.
Theo đó, Dự thảo Luật Công đoàn mới nhất đã bổ sung và mở rộng thêm các yếu tố khác như tài chính Công đoàn, tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật, và tài sản đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Điều 5 Luật Công đoàn 2012, người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Dự thảo Luật Công đoàn, người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Theo đó, Dự thảo Luật Công đoàn đã nới lỏng điều kiện gia nhập công đoàn Việt Nam. Chỉ cần là người lao động Việt Nam thì đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Xem thêm các quy định khác về công đoàn
>> Người lao động không đóng tiền công đoàn có được không?
>> Tiền công đoàn sử dụng cho những hoạt động gì?
>> Tiền hỗ trợ cho người lao động của công đoàn có phải đóng thuế TNCN không?
>> Người lao động được lợi gì khi tham gia công đoàn?
>> Người lao động nước ngoài có phải đóng tiền công đoàn không?
>> Đề xuất cho phép người lao động nước ngoài được tham gia công đoàn
>> Lao động tự do (Freelancer) có được tham gia công đoàn không?
>> Điểm mới về mức kinh phí công đoàn cơ sở được giữ lại theo Dự thảo Luật Công đoàn.