Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy, trợ cấp thôi việc có phải tính thuế thu nhập cá nhân không? Mời quý thành viên tham khảo bài viết sau đây.
>> Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất
>> Kê khai thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trợ cấp thôi việc có phải tính thuế thu nhập cá nhân không? (ảnh minh họa)
1. Trường hợp nào người lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả trợ cấp thôi việc khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
+ Do hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng;
+ Hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định của Toà án;
+ Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Đối với các trường hợp sau đây thì không được trả trợ cấp thôi việc:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
2. Mức hưởng trợ cấp thôi việc
Theo đó, cứ mỗi năm làm việc người lao động được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, cụ thể:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
3. Trợ cấp thôi việc có tính đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
…
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.”
Như vậy, trường hợp NLĐ nhận được khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo đúng mức quy định thì không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, nếu khoản tiền trợ cấp thôi việc NLĐ nhận được cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì phần vượt quá sẽ phải chịu thuế TNCN.
Về cách tính thuế thu nhập cá nhân với số tiền trợ cấp thôi việc vượt mức, tại các Công văn 6553/CT-TTHT; Công văn 70182/CT-TTHT, Công văn 45749/CT-TTHT hướng dẫn như sau:
- Nếu Công ty chi trả cho người lao động trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động thì Công ty tổng hợp cùng với các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công phát sinh trong kỳ để khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần.
- Nếu Công ty chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động, khoản chi cho người lao động từ 2.000.000 đồng trở lên thì Công ty khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% khi chi trả.
Căn cứ pháp lý: