Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện TTHC chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương được Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ ngày 05/7/2024.
>> Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông năm 2024
>> Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông từ 01/07/2024
Căn cứ Mục 2 Phần II Phụ lục Quyết định 732/QĐ-BGTVT, việc thực hiện thủ tục hành chính chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương phải đảm bảo thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
(i) Nộp hồ sơ TTHC
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cả nạo vét cơ bản, nạo vét duy tu và nạo vét khẩn cấp) bằng kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp (không kết hợp thu hồi sản phẩm), gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 văn bản đề xuất theo mẫu quy định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(ii) Giải quyết TTHC
Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét tuyến luồng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Trình tự, thủ tục thực hiện TTHC chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương.
(ii) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là tổ chức, cá nhân.
(i) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(ii) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
(iii) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(iv) Cơ quan phối hợp: Không có.
Văn bản chấp thuận.
Không có.
Văn bản đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương.
Không có.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014.
>> Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết: Trình tự, thủ tục chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia.
3. Công bố khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ - Mục 3 Phần II Phụ lục Quyết định 732/QĐ-BGTVT 3.1. Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC: Tổ chức, cá nhân có khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét gửi hồ sơ đề nghị tiếp nhận chất nạo vét trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. b) Giải quyết TTHC: - Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân về khu vực, địa điểm đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện tiếp nhận chất nạo vét; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập danh mục, công bố khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, bao gồm các khu vực, địa điểm do tổ chức, cá nhân đề xuất và khu vực, địa điểm thuộc đất do nhà nước quản lý đủ điều kiện tiếp nhận chất nạo vét. Việc công bố này phải được ban hành thành Quyết định và niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu quy định. |