Chi nhánh của doanh nghiệp có phải khai và nộp thuế giá trị gia tăng phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh? Hay trụ sở chính sẽ khai, nộp thuế thay? – Tú Vi (Hà Nội).
>> Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài 2024 (thuế môn bài 2024)
>> Trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng 2024
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Điều này dẫn đến việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng của chi nhánh khác với các chủ thể kinh doanh độc lập khác (xem chi tiết tại Mục 2).
Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Trách nhiệm kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng 2024 đối với chi nhánh (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tùy thuộc vào chế độ hạch toán của chi nhánh (hạch toán tập trung tại trụ sở chính hoặc hạch toán độc lập) và nơi đặt chi nhánh (cùng hoặc khác tỉnh với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp) mà việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đối với chi nhánh sẽ khác nhau như sau:
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
(i) Tiền chậm nộp được xác định như sau:
Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế giá trị gia tăng chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
(ii) Thông báo về tiền chậm nộp
Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ đối với doanh nghiệp có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên.
Để giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo.
(iii) Tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của doanh nghiệp để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho doanh nghiệp.
- Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho doanh nghiệp.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
Điều 2. Thuế giá trị gia tăng - Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều 3. Đối tượng chịu thuế - Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này. Điều 4. Người nộp thuế - Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). |