>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Trách nhiệm kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đối với chi nhánh trong công ty TNHH một thành viên

khai thuế gtgt cho chi nhánh

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Bên cạnh trách nhiệm về kê khai thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) của trụ sở chính công ty TNHH một thành viên thì tùy theo mỗi trường hợp cụ thể, chi nhánh (là đơn vị phụ thuộc) của công ty TNHH một thành viên cũng có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT. Cụ thể như sau:

1. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính

- Chi nhánh cùng địa bàn cấp tỉnh với trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

- Trường hợp tỉnh, thành phố đó quyết định phân cấp nguồn thu thì: công ty TNHH một thành viên tính thuế, phân bổ thuế GTGT phải nộp cho địa bàn cấp huyện nơi phát sinh nguồn thu (nơi có chi nhánh).

2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi công ty TNHH một thành viên đặt trụ sở chính thì thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế GTGT tập trung cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của công ty TNHH một thành viên (trụ sở chính). Đồng thời, công ty TNHH một thành viên phân bổ số tiền thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có chi nhánh (xem chi tiết tại Mục 4).

Hồ sơ khai thuế GTGT trong trường hợp này bao gồm:

- Tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 01/GTGT (tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

- Phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (nộp cho tỉnh có chi nhánh) trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo Mẫu số 01-6/GTGT (tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:

- Thuế GTGT của hoạt động kinh doanh vận tải của công ty TNHH một thành viên mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi công ty TNHH một thành viên đóng trụ sở chính.

- Thuế GTGT của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.

- Thuế GTGT của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Chi nhánh hạch toán độc lập

Đối với chi nhánh trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do chi nhánh đăng ký hoặc do công ty TNHH một thành viên đăng ký với cơ quan thuế quản lý chi nhánh, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì chi nhánh khai thuế, nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh (công ty TNHH một thành viên không phải phân bổ thuế GTGT về tỉnh nơi có chi nhánh).

4. Hướng dẫn phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho tỉnh nơi chi nhánh

Việc phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho tỉnh nơi có chi nhánh là cơ sở sản xuất được thực hiện như sau:

(i) Số thuế GTGT phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) với điều kiện tổng số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế GTGT phải nộp của công ty TNHH một thành viên tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.

(ii) Trường hợp công ty TNHH một thành viên tính để khai, nộp theo tỷ lệ % nêu tại đoạn (i) Mục 4 này mà tổng số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế GTGT phải nộp của công ty TNHH một thành viên tại trụ sở chính thì công ty phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của công ty TNHH một thành viên tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.

(iii) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ nêu tại đoạn (i) và (ii) Mục 4 này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì công ty TNHH một thành viên phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế GTGT chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,668
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: