Dựa trên quy định pháp luật hiện hành để tiến hành giải đáp các thắc mắc về trách nhiệm và quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu, hướng dẫn đăng ký giao dịch.
>> Nguyên tắc chung khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
>> Các giao dịch phải thực hiện mở và sử dụng tài khoản đầu tư gián tiếp
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin giải đáp:“Trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu”, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP), quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu như sau:
(i) Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành.
(ii) Hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu.
(iii) Hiểu rõ về các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu.
(iv) Hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
(v) Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
(vi) Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v) và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này.
Văn bản xác nhận thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP và phải được lưu trữ tại hồ sơ chào bán khi phát hành trái phiếu hoặc tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật.
(vii) Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
(viii) Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp thì nhà đầu tư phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp:“Trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu”.
![]() |
PHỤ LỤC V |
![]() |
File Word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 18/03/2025] |
Trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP), quy định về quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu như sau:
- Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy.
- Được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
- Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
- Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn.
- Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định pháp luật khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Xem thêm tại đây: Đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.