Khi có nhu cầu thay đổi các thông tin đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp thường thắc mắc không biết sau khi thay đổi thì cần phải làm những công việc gì. Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến Quý thành viên bài viết: Tổng hợp các công việc pháp lý cần làm khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
>> Tổng hợp các vấn đề đặc trưng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
>> Cảnh báo lừa đảo đối với doanh nghiệp mới thành lập
Doanh nghiệp có quyền thay đổi tên doanh nghiệp khi có nhu cầu. Doanh nghiệp phải nhanh chóng làm thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Xem chi tiết tại công việc: Thay đổi tên doanh nghiệp.
Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ nào của doanh nghiệp, tuy nhiên, sau khi thay đổi tên xong thì doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau:
- Thay đổi con dấu: Vì nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp, do đó, trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên thì cũng phải thay đổi con dấu. Xem chi tiết công việc: Thông báo thay đổi mẫu con dấu ;
- In lại hóa đơn: Cũng như con dấu của doanh nghiệp thì tên hóa đơn cũng là một trong những nội dung bắt buộc, quyết định tính hiệu lực / giá trị của hóa đơn. Do đó, khi thay đổi tên doanh nghiệp thì cũng cần thay đổi hóa đơn. Doanh nghiệp cần làm thủ tục Hủy hóa đơn; In hóa đơn mới và Thông báo phát hành hóa đơn mới đó.
Xem chi tiết tại công việc: Hủy hóa đơn cũ, In hóa đơn mới (Đặt in, Tự in, Mua hóa đơn từ cơ quan thuế; Tạo hóa đơn điện tử) và Thông báo phát hành hóa đơn;
- Thay đổi tên chủ sở hữu đối với tài sản đã đăng ký: đăng ký thay đổi tên chủ sở hữu đối với tài sản đã đăng ký;
- Thông báo việc thay đổi với các cơ quan có liên quan, như: ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, khách hàng, …
Trước khi làm thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở doanh nghiệp với Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp cần nộp Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Xem chi tiết tại công việc: Thay đổi thông tin đăng ký thuế
Doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Xem chi tiết công việc: Thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
Sau khi làm thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:
- Thay đổi con dấu: trường hợp con dấu thể hiện địa chỉ của trụ sở chính doanh nghiệp. Xem chi tiết công việc: Thông báo thay đổi mẫu con dấu ;
- Làm thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế:
+ Trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong cùng quận, huyện: Không cần phải làm thủ tục chốt thuế;
+ Trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện: làm thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế;
- Xử lý hóa đơn trong trường hợp chưa sử dụng hết.
+ Trường hợp muốn sử dụng tiếp hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết: Xem chi tiết tại công việc: Xử lý hóa đơn chưa sử dụng hết khi chuyển địa điểm kinh doanh;
+ Trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng nữa thì làm thủ tục Hủy hóa đơn. Xem chi tiết tại công việc: Hủy hóa đơn;
- Thông báo việc thay đổi với các cơ quan có liên quan, như: ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, khách hàng, …
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi với Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Xem chi tiết công việc: Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Tiếp đó, doanh nghiệp cần thực các công việc sau:
- Đăng ký thay đổi thông tin chủ tài khoản ngân hàng: đối với các ngân hàng công ty đang mở tài khoản;
- Đối với các giấy phép con có thông tin liên quan đến người đại diện theo pháp luật thì khi thay đổi người đại diện doanh nghiệp thì cũng phải thay đổi lại thông tin này;
- Thông báo việc thay đổi với các cơ quan có liên quan, như: ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, khách hàng, …
Doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Xem chi tiết tại công việc: Thay đổi vốn điều lệ;
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi với Phòng đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải:
- Trường hợp tăng vốn: đảm bảo việc thanh toán thực hiện theo đúng thời gian quy định, trường hợp không thực hiện đúng theo thời gian quy định thì phải thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Tham khảo công việc: Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty TNHH NTV; Vấn đề góp vốn của các thành viên trong công ty hợp danh;
- Trường hợp giảm vốn điều lệ: tuân thủ theo quy định của pháp luật. Xem chi tiết tại công việc: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH MTV; Mua lại phần góp vốn của thành viên công ty TNHH NTV; Rút vốn ra khỏi công ty hợp danh.
- Trường hợp sau khi thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mà làm thay đổi mức lệ phí môn bài phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 31/12 cùng năm. Xem chi tiết công việc: Khai, nộp lệ phí môn bài.
Lưu ý: Đồng thời, khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ) thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục Thông báo công khai các nội dung trên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem chi tiết tại công việc: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.