Đối thoại đột xuất được hiểu như thế nào và diễn ra giữa các đối tượng nào trong Doanh nghiệp? Quy định của pháp luật về việc tổ chức đối thoại đột xuất tại nơi làm việc ra sao?
>> Doanh nghiệp có phải bồi thường khi NLĐ gây thiệt hại trong giờ làm?
>> 07 quy định đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Nguồn: Internet
1. Đối thoại đột xuất
Là cuộc đối thoại được thực hiện theo yêu cầu của một trong các bên hoặc đại diện của các bên trong quan hệ lao động nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết, ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, tránh xung đột dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại doanh nghiệp.
Được diễn ra trực tiếp giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) hoặc giữa công đoàn cơ sở và NSDLĐ theo yêu cầu của một trong các bên.
2. Yêu cầu của đối thoại đột xuất
Số lượng, thành phần tham gia: do công đoàn cơ sở và NSDLĐ lựa chọn nhưng phải đảm bảo ít nhất mỗi bên có 3 thành viên tham gia đối thoại. Nguyên tắc chung, công đoàn cơ sở lựa chọn số người tham gia đối thoại nhiều hơn phía NSDLĐ.
Tiêu chuẩn thành viên đại diện cho NLĐ hoặc công đoàn cơ sở tham gia đối thoại: Do ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể NLĐ quyết định. Đại diện NLĐ phải là những thành viên có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, am hiểu về pháp luật lao động, công đoàn, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tình hình doanh nghiệp, có khả năng thuyết phục và được NLĐ tín nhiệm.
Tuy nhiên, quy trình, thủ tục, thời gian cần nhanh, gọn, khẩn trương hơn đối thoại định kỳ. Cụ thể:
3. Quy trình thực hiện tổ chức đối thoại
Căn cứ theo Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ quy định đối thoại đột xuất được diễn ra trực tiếp giữa NLĐ, tập thể NLĐ với NSDLĐ hoặc giữa công đoàn cơ sở và NSDLĐ theo yêu cầu của một trong các bên. Đối thoại đột xuất thực hiện như đối thoại định kỳ nhưng cần tiến hành khẩn trương, nhanh chóng. Theo đó, các trường hợp tổ chức đối thoại đột xuất, cụ thể:
Đối thoại theo yêu cầu từ phía NLĐ hoặc Công đoàn cơ sở:
- Khi người lao động, tập thể người lao động yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện đối thoại với người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở phải:
Đối với cuộc đối thoại do NLĐ, tập thể NLĐ trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ , công đoàn cơ sở phải:
Lưu ý:
- Khi phát sinh những vấn đề, mâu thuẫn trong quan hệ lao động mà không thể đợi đến cuộc đối thoại kế tiếp để giải quyết, công đoàn cơ sở đề nghị NSDLĐ tổ chức đối thoại ngay. Quy trình, thủ tục phải đảm bảo nhanh, gọn, kịp thời, hiệu quả.
- Trường hợp những vấn đề phát sinh, nội dung mới ngay sau khi đối thoại định kỳ mà những nội dung, vấn đề đó chưa đến mức bức thiết phải tiến hành đối thoại, công đoàn cơ sở tổ chức họp trao đổi, thảo luận để đưa ra quyết định, lựa chọn thời gian đối thoại phù hợp.
Đối thoại theo yêu cầu từ phía NSDLĐ:
- Sau khi tiếp nhận yêu cầu đối thoại thì:
Lưu ý chung:
Với những nội dung, vấn đề đưa ra đối thoại chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng củaNLĐ, công đoàn cơ sở tiếp tục kiên trì gửi kiến nghị đến NSDLĐ để thực hiện đối thoại trong các kỳ đối thoại kế tiếp, đồng thời chuẩn bị bổ sung những tài liệu, thông tin, ý kiến... để thuyết phục NSDLĐ, trường hợp cần thiết thì tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: