Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm? cụ thể vận chuyển và bảo quản được quy định như thế nào? – Hồng Đăng (Hà Nội).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9366-2:2012 về cửa đi cửa sổ (Phần 2)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 về Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 5: Vận chuyển và bảo quản. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, thực hiện và duy trì các chương trình tiên quyết (PRP) trong quá trình vận chuyển và bảo quản trong chuỗi thực phẩm nhằm hỗ trợ kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, với mọi quy mô hay mức độ phức tạp, có liên quan đến các hoạt động vận chuyển và bảo quản trong chuỗi cung ứng thực phẩm và muốn thực hiện PRP theo cách đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN ISO 22000 (ISO 22000).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 không được thiết kế cũng như không nhằm mục đích sử dụng trong các khâu khác của chuỗi cung ứng thực phẩm hoặc để sử dụng riêng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023, vận chuyển và bảo quản tuân thủ theo loại hình G trong Phụ lục A của TCVN ISO/TS 22003:2015 (ISO/TS 22003:2013). Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các sản phẩm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cũng như nguyên vật liệu bao gói và đóng gói thực phẩm.
Động vật sống không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này trừ khi được dùng để sử dụng trực tiếp, ví dụ động vật thân mềm, động vật giáp xác và cá sống.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 22000 (ISO 22000), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 22002-5:2023 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN ISO 22000 (ISO 22000) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
- Hiệu chuẩn (calibration):
Tập hợp các hoạt động thiết lập các mối quan hệ giữa giá trị đo của phương tiện đo hoặc hệ thống đo được chỉ định, hoặc các giá trị đại diện cho mẫu hoặc mẫu chuẩn với các giá trị tương ứng với các giá trị được thực hiện trên các chuẩn, ở các điều kiện quy định.
- Làm sạch (cleaning):
Việc loại bỏ đất, thực phẩm dư thừa, bụi bẩn, dầu mỡ hoặc các chất ngoại lai khác.
- Làm sạch tại chỗ (cleaning in place):
CIP
Việc làm sạch (3.2) thiết bị bằng cách cho dung dịch hoá chất, chất lỏng làm sạch tiếp xúc hoặc chảy tuần hoàn bên trong mà không cần tháo rời thiết bị.
- Làm sạch có tháo rời (cleaning out of place)
COP
Tháo rời thiết bị để làm sạch (3.2) trong bể chứa hoặc máy làm sạch tự động có dung dịch làm sạch chảy tuần hoàn.
- Tiếp nhận và chuyển hàng (cross-docking):
Quá trình mà hàng hóa (3.7) được dỡ, phân loại, tập hợp, nạp hàng và vận chuyển đến điểm đến tiếp theo.
- Khử trùng (disinfection):
Việc sử dụng các tác nhân hóa học và/hoặc phương pháp vật lý để giảm số lượng vi sinh vật trong môi trường đến mức không gây hại đến an toàn thực phẩm.
- Hàng hóa (goods):
Thực phẩm, thức ăn cho vật nuôi dùng làm thực phẩm, thức ăn cho vật nuôi không dùng làm thực phẩm và bao bì được vận chuyển (3.17) và bảo quản (3.14) trong chuỗi thực phẩm.
- Chất gây nguy hiểm (hazardous substance):
Chất rắn, lỏng hoặc khí có tính phóng xạ, dễ cháy, nổ, ăn mòn, oxy hóa, gây ngạt, gây bệnh hoặc gây dị ứng, bao gồm nhưng không giới hạn, chất tẩy rửa, chất khử trùng, hóa chất kiểm soát sinh vật gây hại, chất bôi trơn, sơn, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia sinh hóa, nếu được sử dụng hoặc xử lý không đúng cách hoặc tăng liều lượng, có thể gây hại cho người xử lý và/hoặc người tiêu dùng.
- Mã định danh (identifier):
Dấu, thè, nhãn hoặc tài liệu kèm theo, do chính tổ chức ấn định hoặc do tổ chức khác ẩn định trong chuỗi thực phẩm hình thành đơn vị logistic (3.10), giúp định danh đơn nhất hàng hóa (3.7).
- Đơn vị logistic (logistic unit):
Đơn vị được sử dụng để vận chuyển (3.17) hoặc bảo quản (3.14) hàng hóa (3.7).
Chú thích 1: Thuật ngữ này bao gồm, nhưng không giới hạn, thùng máy, pallet, thùng chứa, tàu và silo.
- Hàng hóa không đóng gói (unpacked goods):
Hàng hóa (3.7) không được bao gói hoặc không được bảo quản (3.14) trong bao bì kín, kể cả các đơn vị logistic (3.10) quy mô lớn như tàu thuyền hoặc xe bồn (road tanker).
Ví dụ: Sản phẩm tươi sống đựng trong thùng, động vật có vỏ đựng trong túi lưới.
- Hàng hóa được đóng gói (packed goods):
Hàng hóa (3.7) được bao gói kín để tránh bị hư hỏng do tác động bên ngoài và duy trì tính toàn vẹn, kể cả hàng hóa đựng trong bao gói để bán cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Hộp cactông, thùng phuy, lon.
- Thu hồi (withdrawal/recall):
Việc loại bỏ hàng hóa (3.7) không phù hợp ra khỏi thị trường, giao dịch thương mại và kho hàng, trung tâm phân phối và/hoặc kho của khách hàng vì chúng (có khả năng) không an toàn để tiêu thụ.
- Bảo quản (storage):
Giữ an toàn hàng hóa (3.7) trong kho chứa (ví dụ: nhà kho).
- Kiểm soát nhiệt độ (temperature control):
Quá trình đo, duy trì và điều chỉnh nhiệt độ trong một khoảng không gian (và các đối tượng chung trong đó) để đạt được phạm vi nhiệt độ quy định.
- Quá trình vận chuyển (transshipment):
Việc chuyển hàng hóa (3.7) hoặc container đến và đi từ một điểm đỗ trung gian.
Chú thích 1: Trường hợp quá trình vận chuyển có sự thay đổi về phương tiện vận chuyển (3.17) trong hành trình (ví dụ: từ vận chuyển bằng tàu biển sang vận chuyển bằng đường bộ) thì được gọi là “sự trung chuyển”.
- Vận chuyển (transport):
Việc di chuyển (bao gồm cả nạp và dỡ) hàng hóa (3.7) bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy hoặc các phương tiện vận chuyển khác.
- Chất thải (waste):
Bất kỳ chất hoặc đối tượng nào mà tổ chức loại bỏ, dự định loại bỏ hoặc được yêu cầu loại bỏ.