Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về sàng thử nghiệm, lưới đang kim loại đột lỗ? Kích thước lỗ danh nghĩa được quy định như thế nào – Minh Thuận (Bạc Liêu).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9366-2:2012 về cửa đi cửa sổ (Phần 2)
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9354:2012 về Đất xây dựng-Phương pháp xác định môđun biến dạng
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2230:2007 về Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2230:2007 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2230:2007 quy định các kích thước lỗ danh nghĩa đối với lưới đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện dùng làm sàng thử nghiệm. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2230:2007 áp dụng cho:
- Lưới kim loại có các lỗ vuông;
- Tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện có các lỗ tròn hoặc lỗ vuông.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
ISO 2395:1972 Test sieves and testing sieving – Vocabulary (Sàng thử nghiệm – Từ vựng).
Khi áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2230:2007, dùng các thuật ngữ nêu trong ISO 2395.
- Các sàng thử nghiệm được ký hiệu theo kích thước danh nghĩa của lỗ (khoảng cách giữa các cạnh đối diện hoặc đường kính). Đối với tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện, sẽ ghi rõ loại lỗ vuông hoặc tròn.
- Các kích thước lỗ lớn hơn và bằng 1 mm được biểu thị theo milimét (mm); các kích thước lỗ nhỏ hơn 1 mm sẽ được biểu thị theo micromét (mm).
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật – Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan. 4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. |