Hiện nay, doanh nghiệp đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Quản lý rủi ro và Hướng dẫn? Cụ thể vấn đề này được quy định như thế nào? – Băng Chuyền (Thừa Thiên Huế).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023: Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế
Hiện tại, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2018: Quản lý rủi ro – Hướng dẫn; Tiêu chuẩn này thay thế cho Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2011 (ISO 31000:2009). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2018 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2018 đưa ra hướng dẫn quản lý các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt. Việc áp dụng các hướng dẫn này có thể được tùy chỉnh theo tổ chức và bối cảnh của tổ chức.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2018 đưa ra cách tiếp cận chung để quản lý mọi loại rủi ro và không cho một ngành công nghiệp hay lĩnh vực cụ thể.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 31000:2018 có thể được sử dụng trong suốt vòng đời của tổ chức và có thể được áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào, kể cả việc ra quyết định ở tất cả các cấp.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Mục đích của quản lý rủi ro là tạo lập và bảo vệ giá trị. Quản lý rủi ro cải tiến kết quả thực hiện, khuyến khích đổi mới và hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu.
Các nguyên tắc (được tích hợp, có cấu trúc và toàn diện, được tùy chỉnh, sự tham gia, tính động, thông tin sẵn có tốt nhất, yếu tố con người và văn hóa, cải tiến liên tục) đưa ra hướng dẫn về các đặc trưng của việc quản lý rủi ro hiệu lực và hiệu quả, trao đổi thông tin về giá trị, giải thích ý đồ và mục đích của quản lý rủi ro. Các nguyên tắc này là nền tảng cho việc quản lý rủi ro và cần được xem xét khi thiết lập khuôn khổ quản lý rủi ro và các quá trình quản lý rủi ro của tổ chức. Những nguyên tắc này cần cho phép tổ chức quản lý ảnh hưởng của sự không chắc chắn tới các mục tiêu của mình.
Quản lý rủi ro có hiệu lực, đòi hỏi các yếu tố nêu trên và các yếu tố này có thể được diễn giải như sau:
Quản lý rủi ro là một phần không thể tách rời của tất cả các hoạt động tổ chức.
Một cách tiếp cận toàn diện và có cấu trúc để quản lý rủi ro mang lại kết quả nhất quán và có thể so sánh được.
Khuôn khổ và quá trình quản lý rủi ro được tùy chỉnh và thích hợp với bối cảnh nội bộ và bên ngoài của tổ chức có liên quan đến các mục tiêu của tổ chức.
Sự tham gia thích hợp và kịp thời của các bên liên quan cho phép xem xét tri thức, quan điểm và cảm nhận của họ. Điều này dẫn đến việc nâng cao nhận thức và việc quản lý rủi ro có đầy đủ thông tin.
Rủi ro có thể hình thành, thay đổi hoặc biến mất do bối cảnh nội bộ, bên ngoài của tổ chức thay đổi. Quản lý rủi ro dự đoán, phát hiện, ghi nhận và ứng phó một cách kịp thời, thích hợp với những thay đổi và sự kiện đó.
Đầu vào cho quản lý rủi ro dựa trên thông tin trong quá khứ, hiện tại, cũng như dự báo trong tương lai. Quản lý rủi ro tính đến một cách rõ ràng mọi hạn chế và sự không chắc chắn gắn liền với những thông tin và dự báo đó. Thông tin cần kịp thời, rõ ràng và có sẵn cho các bên liên quan.
Hành vi của con người và văn hóa ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các khía cạnh của quản lý rủi ro tại mỗi cấp và giai đoạn.
Quản lý rủi ro được cải tiến liên tục thông qua học hỏi và kinh nghiệm.