Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về quản lý chất lượng? Hướng dẫn về sự tham gia và năng lực con người? Phạm vi áp dụng và tài liệu hướng dẫn như thế nào? – Thu Cúc (Quảng Ngãi).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7391-1:2023: Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế (Phần 1)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 10018:2013 (ISO 10018:2012): Quản lý chất lượng-Hướng dẫn về sự tham gia và năng lực con người. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 10018:2013 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về việc huy động sự tham gia của mọi người vào hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức và tăng cường sự tham gia và năng lực của họ trong phạm vi hệ thống này. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình hay hoạt động.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thi áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO 9000 (ISO 9000), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN ISO 9000 và thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
- Năng lực (competence)
Khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được các kết quả dự kiến.
Chú thích 1: Việc vận dụng liên tục năng lực có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc với các biến động, áp lực, các mối quan hệ và xung đột trong môi trường đó có thể ảnh hưởng tới, ví dụ, thái độ và cam kết vận dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan.
Chú thích 2: Các yêu cầu về năng lực không chỉ giới hạn ở trình độ học vấn, đào tạo và kinh nghiệm, mà còn đòi hỏi các kết quả hoặc đầu ra cần đạt được đối với một công việc cụ thể, các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí vận hành cần đạt được, bằng chứng cần thiết và phương pháp để có được chúng.
Chú thích 3: Năng lực trong tiêu chuẩn này áp dụng cho cả nhân sự bên trong tổ chức và nhân sự thuê ngoài.
- Tích lũy năng lực (competence acquisition)
Quá trình để đảm bảo rằng một người, một nhóm người hay một tổ chức đạt được năng lực (3.1).
Chú thích: Để đảm bảo đạt được các mục tiêu, nhu cầu của tổ chức, cần có chương trình tích lũy năng lực liên tục.
- Phát triển năng lực (competence development)
Quá trình nâng cao năng lực của một người, một nhóm người hay một tổ chức.
- Yếu tố con người (human factors)
Các đặc điểm tự nhiên hoặc đặc điểm về nhận thức hay hành vi xã hội của một người.
Chú thích: Yếu tố con người có thể có ảnh hưởng quan trọng tới sự tương tác và chức năng trong phạm vi và hoạt động của hệ thống quản lý.
- Sự tham gia (involvement)
Sự tham dự và đóng góp vào những mục tiêu được chia sẻ.
- Cung cấp nguồn lực
Khi cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng, lãnh đạo cao nhất cần:
+ Nhận thức và cung cấp nguồn lực mà mọi người cần có để hoàn thành công việc của họ;
+ Quản lý nguồn lực tri thức trong phạm vi tổ chức.
- Nguồn nhân lực
+ Khái quát
Việc hoạch định nguồn nhân lực cần gồm cả chiến lược (dài hạn) và chiến thuật (ngắn hạn) và cần bao gồm quá trình lựa chọn và tuyển dụng:
++ Minh bạch với mọi ứng viên và chú trọng vào năng lực của họ;
++ Cung cấp cho các ứng viên thông tin về các giá trị và quan điểm của tổ chức;
++ Xác định một cá nhân phù hợp như thế nào với văn hóa của tổ chức (ví dụ như thích ứng với các giá trị và quan điểm);
++ Thiết lập tiêu chí năng lực cho từng vị trí, tiêu chí này cần được xác định bởi lãnh đạo cùng với những người liên quan thông qua thảo luận có cấu trúc.
+ Năng lực, đào tạo và nhận thức
Khi đánh giá các yêu cầu về năng lực và xây dựng các nhu cầu năng lực, lãnh đạo cao nhất cần:
++ Tuân theo quá trình tích lũy năng lực mô tả ở 4.3;
++ Đảm bảo rằng việc đào tạo được đưa ra trên cơ sở các yêu cầu về năng lực;
++ Đảm bảo có chứng nhận nghề nghiệp hay hành nghề, khi cần thiết;
++ Giải thích vai trò của con người và các yêu cầu về năng lực cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng (xem 5.4).
++ Làm cho mọi người nhận thức được họ đóng góp như thế nào vào kết quả của tổ chức.
Chú thích: TCVN ISO 10015 đưa ra phương pháp hoạch định, chuyển giao và theo dõi đào tạo.
- Cơ sở hạ tầng
Khi thiết lập, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng, tổ chức cần:
+ Gắn kết những người thích hợp ở các cấp vào việc hoạch định cơ sở hạ tầng;
+ Đảm bảo rằng mọi nhân viên đều nhận thức được về các nguồn lực sẵn có;
+ Đảm bảo rằng nhân viên có đủ năng lực để sử dụng nguồn lực một cách hiệu lực;
+ Xác định những phương tiện để điều chỉnh các vấn đề.
- Môi trường làm việc
Trong quản lý môi trường làm việc, tổ chức cần xem xét xem mọi người có:
+ Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các yêu cầu luật định và chế định liên quan;
+ Nhận thức được các quyền cá nhân của họ về các thỏa thuận của địa phương, quốc gia và quốc tế;
+ Tham gia vào việc xác định sự không đáp ứng các điều kiện về môi trường, rủi ro về sức khỏe và an toàn liên quan tới vai trò của mình;
+ Được đào tạo trong hệ thống tổ chức về môi trường, sức khỏe và an toàn;
+ Năng lực trong việc báo cáo và ghi nhận các mối nguy và có khả năng thực hiện hành động khắc phục.