Những yêu cầu kỹ thuật đối với sơn nhũ tương gốc bitum sử dụng để chống thấm trong xây dựng hiện nay đang được quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia nào? – Thanh Phúc (Hưng Yên).
>> Thu hồi một số sản phẩm kem dưỡng trắng, chống nắng, siêu kích trắng
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9065:2012 về Vật liệu chống thấm - sơn nhũ tương bitum.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9065:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 368:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9065:2012:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9065:2012 quy định yêu cầu kỹ thuật đối với sơn nhũ tương gốc bitum dùng để chống thấm trong xây dựng.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2007 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2091:2008 Sơn, vecni và mực in - Xác định độ nghiền mịn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2092:2008 Sơn và vecni - Xác định thời gian chảy bằng phễu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2093:1993 Sơn - Phương pháp xác định chất rắn và chất tạo màng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2095:1993 Sơn - Phương pháp xác định độ phủ.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2097:1993 Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2099:2007 Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6557:2000 Vật liệu chống thẩm - Sơn bitum cao su.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn nhũ tương bitum được quy định trong Bảng 1 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9065:2012, cụ thể như sau:
- Độ mịn, mm, không lớn hơn: mức 35, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2091:2008.
- Độ nhớt quy ước, ở (27 ± 2) °C, s: mức 20¸ 40; phương pháp thử là Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2092:2008.
- Độ phủ, g/m2, không lớn hơn: mức 140, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2095:1993.
- Hàm lượng chất không bay hơi, %, không nhỏ hơn: mức 50, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2093:1993.
- Thời gian khô, h, không lớn hơn:
+ Khô bề mặt: mức 12, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000.
+ Khô hoàn toàn: mức 48, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000.
- Độ bền uốn, mm, không lớn hơn: mức 1, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2099:2007.
- Độ bám dính của màng sơn trên nền vữa, điểm, không lớn hơn: mức 2, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2097:1993.
- Độ chịu nhiệt, °C, không nhỏ hơn: mức 70, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000.
- Độ xuyên nước, h, không nhỏ hơn: mức 24, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000.
- Độ bền lâu, chu kỳ, không nhỏ hơn: mức 30, phương pháp thử là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000.
Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2007.
Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu của sơn nhũ tương bitum được quy định tại Mục 3 nêu trên.
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã được ban hành theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác được xem xét, chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. ... Điều 7. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia - Nghị định 127/2007/NĐ-CP 1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc rà soát tiêu chuẩn ngành được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau: a) Tiêu chuẩn ngành không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia; ... |