Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về sơn tường dạng nhũ tương? Xác định độ bền rửa trôi như thế nào? Thiết bị, dụng cụ được quy định cụ thể ra rao? – Minh Hiệp (Quảng Ngãi).
>> Công văn 8631/NHNN-CSTT giải đáp 43 vướng mắc Thông tư 06/2023/TT-NHNN
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012 về Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012. Đối với các loại tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2094:1993 (ISO 1513 và 1514:1992), Sơn - Phương pháp gia công màng sơn;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992), Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5720:2001, Bột giặt tổng hợp gia dụng;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-1:2012, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính sử dụng, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
2.1. Lấy mẫu thử
Theo qui định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000).
2.2. Chuẩn bị và kiểm tra mẫu thử
Theo qui định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992).
Tấm chuẩn để thử theo Điều 4 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-1:2012 và có kích thước là (430 x 170 x 10) mm.
Lấy 2 tấm chuẩn đem gia công màng sơn một mặt theo qui định tại 3.1 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2094:1993 (ISO 1513 và 1514:1992) sao cho khi màng sơn khô hoàn toàn có tổng độ dày khoảng 45 mm ± 5 mm.
- Cân kỹ thuật, có độ chính xác 0,01 g;
- Xô nhựa, có dung tích 5 lít;
- Thìa sứ;
- Khăn lau, khô và có khả năng thấm nước;
- Ống đong, 1000 mL;
- Chổi quét sơn, chiều rộng (25 ÷ 30) mm;
- Xà phòng bột, phù hợp theo TCVN 5720:2001;
- Bình phun dung dịch rửa;
- Bàn chải có các thông số sau:
Kích thước bàn chải (90 x 38 x 25) mm;
Lông bàn chải mềm và có độ dài bằng (19 ÷ 20) mm;
Trọng lượng bàn chải 450g;
- Giấy đo pH;
- Đồng hồ bấm giây.
- Thiết bị xác định độ bền cọ rửa: Là một máy mài mòn nước, có thể gắn được bàn chải theo yêu cầu của tiêu chuẩn, có thể điều khiển sự di chuyển của bàn chải với hành trình 600 mm/chu kỳ và tốc độ di chuyển là 37 chu kỳ/min (Xem hình 1).
A.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Theo Điều 3 (3.1 và 3.2) trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012.
A.2. Tấm chuẩn để thử
Theo Điều 4 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012.
A.3. Dụng cụ và hóa chất
Theo Điều 5 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012.
A.4. Cách tiến hành
Theo Điều 6 (6.1; 6.2) trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012.
A.5. Trình tự thao tác
Đặt tấm mẫu nằm ngang, bề mặt có màng sơn hướng lên trên, đặt bàn chải đã xử lý theo Điều A.4, lên bề mặt màng sơn. Kéo bàn chải di chuyển qua lại (trung bình 37 chu kỳ/1 phút) theo phương nằm ngang trên bề mặt sơn (không ấn tay). Mỗi chu kỳ bàn chải sẽ di chuyển với độ dài khoảng (300 x 2 = 600) mm trong phạm vi bề rộng 100 mm ở giữa tấm (Hình 2), đồng thời phun dung dịch rửa liên tục để đảm bảo bề mặt tấm mẫu luôn luôn ướt (tốc độ phun 10 ml/phút), sau khi tiến hành:
450 chu kỳ cho sơn tường trong;
1200 chu kỳ cho sơn tường ngoài.
Dừng thao tác, rửa sạch tấm mẫu bằng nước máy rồi để nghiêng 45o ở nơi thoáng mát.
A.6. Đánh giá kết quả
Quan sát và đánh giá màng sơn như Điều 7 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8653-4:2012.