Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Kính xây dựng? Thử ứng suất bề mặt cạnh và quang đàn hồi không phá hủy được quy định như thế nào? – Đức Hiếu (Đồng Nai).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9393:2012: Cọc-Phương pháp thử nghiệm hiện trường
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9028:2011 về Vữa cho bêtông nhẹ
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8261:2009: Kính xây dựng–thử ứng suất bề mặt cạnh-quang đàn hồi không phá hủy. Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8261:2009 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính tôi nhiệt, kính bán tôi và kính ủ bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm.
Phương pháp này không áp dụng cho các loại kính được tôi bằng hóa chất.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ASTM C 770 : 2003, Standard Test Method for Measurement of Glass Stress - Optical Coefficient (Tiêu chuẩn phương pháp đo hệ số ứng suất quang học của thủy tinh).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
- Kính phân tích (analyzer)
Tấm phân cực được đặt giữa mẫu thử và thị kính.
- Kính phân cực (polarizer)
Bộ phận quang học có tác dụng truyền dao động ánh sáng theo một hướng trên một mặt phẳng xác định, được đặt ở vị trí giữa nguồn sáng và mẫu thử.
- Tấm bù chậm (retardation compensator)
Bộ phận của hệ quang học dùng để định lượng độ chậm quang học được tạo ra bởi vật liệu trong suốt lưỡng chiết. Tấm bù chậm được đặt giữa mẫu thử và kính phân tích. Có thể thay đổi các loại tấm bù cho phù hợp với việc định lượng độ chậm quang học.
- Có hai phương pháp đo ứng suất được quy định trong tiêu chuẩn này.
+ Đo ứng suất bề mặt của kính bằng cách sử dụng chùm tia sáng gần như song song với bề mặt mẫu đo.
+ Đo ứng suất cạnh của kính bằng cách sử dụng chùm tia sáng vuông góc với bề mặt mẫu đo.
- Cả hai phương pháp đo đều dựa trên cơ sở ứng dụng nguyên lý quang đàn hồi. Nếu trong vật liệu kính tồn tại ứng suất thì khi có chùm tia sáng chiếu qua sẽ tạo nên bất đẳng hướng quang học hay còn gọi là lưỡng chiết. Khi tia sáng phân cực đi qua vật liệu trong suốt bất đẳng hướng thì sự khác biệt về tốc độ truyền của tia sáng dao động quanh điểm lớn nhất và nhỏ nhất của ứng suất tạo thành độ chậm tương đối giữa hai tia sáng. Độ chậm tương đối này tỷ lệ thuận với độ lớn của ứng suất và có thể xác định chính xác nhờ tấm bù.
- Đo ứng suất bề mặt
Mẫu thử có số điểm cần thiết phải đo được quy định trong tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tương ứng.
- Đo ứng suất cạnh
Mẫu thử có điểm đo được quy định lân cận quanh điểm giữa của mỗi cạnh.
Để loại bỏ các ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường xung quanh mẫu thử phải được để ổn định trong môi trường chuẩn bị tiến hành thử nghiệm ít nhất 6 h trước khi đo.
Báo cáo thử nghiệm phải có đầy đủ các thông tin như sau:
- Nơi và ngày sản xuất sản phẩm kính dùng để tiến hành thử nghiệm;
- Đặc điểm của mẫu thử (tên mẫu, loại mẫu, chiều dày mẫu thử…);
- Phương pháp đo;
- Vị trí đo (đối với ứng suất bề mặt);
- Chiều dày kính tại điểm đo (đối với ứng suất cạnh);
- Kết quả đo;
- Ngày tiến hành thử nghiệm;
- Người tiến hành thử nghiệm;
- Những chi tiết không nằm trong tiêu chuẩn nhưng có ảnh hưởng tới kết quả đo.