Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Vữa cho bêtông nhẹ? Tài liệu viện dẫn và phân loại vữa được quy định như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! – Đại Hùng (Kiên Giang).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8163:2009: Thép cốt bê tông-Mối nối bằng ống ren
>> Thủ tục tăng vốn điều lệ, vốn được cấp của doanh nghiệp bảo hiểm 2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9028:2011 về Vữa cho bêtông nhẹ. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9028:2011 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi sử dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2231:1989, Vôi can xi cho xây dựng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-1:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 1: Xác định kích thước hạt cốt lệu lớn nhất
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-2:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-3:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-8:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-9:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 9: Xác định thời gian bất đầu đông kết của vữa tươi
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-11:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-12:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3121-17:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Phần 12: Xác định hàm lượng ion clo hòa tan trong nước
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4033:1995, Xi măng poóc lăng puzolan - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4316:2007, Xi măng poóc lăng xỉ lò cao
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5691:2000, Xi măng poóc lăng trắng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6882:2001, Phụ gia khoáng cho xi măng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Vữa xây lớp mỏng (thin layer masonry mortar)
Hỗn hợp của một hoặc nhiều loại chất kết dính vô cơ, cốt liệu, nước và có thể có phụ gia hóa học và/hoặc phụ gia khoáng, sử dụng để xây các viên xây bê tông nhẹ với mạch vữa có chiều dày khoảng 3 mm đến 5 mm. Cốt liệu dựng cho vữa xây lớp mỏng phải có kích thước lớn nhất không lớn hơn giá trị quy định ở Bảng 1.
- Vữa trát (rendering/plastering mortar)
Hỗn hợp của một hoặc nhiều loại chất kết dính vô cơ, cốt liệu, nước và có thể có phụ gia hóa học và/hoặc phụ gia khoáng, sử dụng để trát bên ngoài hoặc bên trong khối xây sử dụng bê tông nhẹ.
- Theo mục đích sử dụng, vữa được phân làm 2 loại:
+ Vữa xây lớp mỏng.
+ Vữa trát.
- Theo cường độ nén, vữa gồm các mác: M2,5; M5,0; M7,5; M10; M12,5; trong đó:
+ M là ký hiệu quy ước cho mác vữa.
+ Các trị số 2,5; 5,0; 7,5; 10; 12,5 là giá trị mác vữa tính bằng cường độ nén trung bình của mẫu thử sau 28 ngày đêm dưỡng hộ ở điều kiện tiêu chuẩn, MPa (N/mm2), xác định theo TCVN 3121-11:2003.
- Xi măng có chất lượng phù hợp với một trong các tiêu chuẩn TCVN 2682:2009, TCVN 4033:1995, TCVN 4316:2007, TCVN 5691 2000, TCVN 6260 2009.
- Vôi can xi có chất lượng phù hợp với TCVN 2231:1989.
- Cốt liệu có chất lượng phù hợp với TCVN 7570:2006.
- Phụ gia có các đặc trưng cho phép cải thiện khả năng giữ nước và tính bám dính của vữa.
- Phụ gia khoáng có chất lượng phù hợp với TCVN 6882:2001.
- Nước có chất lượng phù hợp với TCVN 4506.