Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về thép cốt bê tông? Mối nối bằng ống ren? Tài liệu viện dẫn được quy định như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! – Tuấn Hùng (Tiền Giang).
>> Thủ tục tăng vốn điều lệ, vốn được cấp của doanh nghiệp bảo hiểm 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 28/02/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8163:2009: Thép cốt bê tông-Mối nối bằng ống ren. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8163:2009 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8163:2009 quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, ống ren dùng để nối thép cốt và mối nối thép cốt bê tông bằng ống ren trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8163:2009 chỉ áp dụng cho nối thép cốt bê tông bằng ống ren trụ theo phương pháp cán ren trực tiếp.
Ống nối quy định trong tiêu chuẩn này cũng có thể sử dụng cho các mối nối khác trong kết cấu xây dựng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-1 : 2008, Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2 : 2008, Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1916 : 1995, Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc – Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Nối thép cốt bê tông bằng ống ren (coupler rebar splice)
Sử dụng một ống ren chuyên dụng bằng thép, có ren ở bên trong để liên kết hai thanh thép cốt đã được tạo ren trước ở đầu.
- Mối nối thép cốt bê tông bằng ống ren trụ theo phương pháp cán ren trực tiếp
(splice the straight threaded rolling rebar by coupler)
Loại liên kết thép cốt bằng cách gia công tạo ren trụ trên đầu hai thanh thép cốt khác nhau bằng phương pháp cán ren trực tiếp, sau đó dùng ống ren để nối lại.
- Phương pháp cán ren trực tiếp (straight threaded rolling)
Phương pháp gia công ren ở đầu bằng cách gọt bỏ phần gân dọc và gân ngang của thanh thép cốt trước khi cán ren trên thiết bị tạo ren chuyên dụng. Trong quá trình cán ren hoàn toàn không tạo phoi.
- Ống ren (coupler)
Loại ống nối chuyên dụng có ren trong hình trụ, sử dụng để nối hai đầu ren thép cốt.
- Đầu ren (threaded rebar)
Phần đầu của thanh thép cốt được gia công tạo ren hình trụ.
- Mũ khóa (washer)
Một đoạn ống nối có ren trong hình trụ, dùng để khóa chặt vị trí tương đối của ống ren với đầu ren.
- Ống ren sử dụng trong mối nối phải phù hợp với mác thép cốt sử dụng trong kết cấu theo TCVN 1651-1 : 2008; TCVN 1651-2 : 2008.
- Trước khi sử dụng, cần phân tích và lựa chọn kiểu mối nối thép cốt bằng ống ren trụ theo phương pháp cán ren trực tiếp sao cho thích hợp với vị trí của thép cốt trong kết cấu và điều kiện thi công trên công trình. Có 6 loại mối nối ống ren thông dụng được quy định trong Bảng 3 và Hình 1a) đến Hình 6a).
Bảng 2 – Phân loại mối nối ống ren theo trường hợp sử dụng
Thứ tự |
Loại mối nối |
Trường hợp sử dụng |
Ký hiệu |
1 |
Loại tiêu chuẩn |
Nối thép cốt trong trường hợp thông thường |
TC |
2 |
Loại mở miệng |
Trường hợp khó đưa đầu thanh thép cốt vào ống ren và khó quay thanh thép cốt |
M |
3 |
Loại khác đường kính |
Nối thép cốt có đường kính khác nhau |
K |
4 |
Loại ren thuận nghịch |
Trường hợp hai đầu thanh thép cốt không thể quay được nhưng dịch chuyển tịnh tiến được độ dài theo trục của thép cốt |
TN |
5 |
Loại tăng dài đầu ren |
Trường hợp hai đầu thanh thép cốt không thể quay được, hai đầu thép cốt bị hạn chế không thể dịch chuyển tịnh tiến được |
TD |
6 |
Loại có mũ khóa |
Dùng trong trường hợp kiểu tăng dài đầu ren, có mũ khóa |
MK |