Hiện nay, đã có Tiêu chuẩn Quốc gia nào về đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal hay chưa? – Trúc Lâm (TP. Hồ Chí Minh).
>> Công bố 11 Tiêu chuẩn Quốc gia về cao lanh, đất sét, cyclone thuỷ lực sứ
>> Thủ tục để được giảm tiền thuê đất 2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13888:2023: Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal. Sau đây là một số nội dung khái quát về Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13888:2023:
Ngày 11/9/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 2018/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13888:2023: Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Quyết định 2018/QĐ-BKHCN bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/9/2023. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định 2018/QĐ-BKHCN.
Việc công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13888:2023 dựa trên đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, và căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
- Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định 28/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn – Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: 1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; 2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn – Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. 2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. 3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: a) Tổ chức kinh tế; b) Cơ quan nhà nước; c) Đơn vị sự nghiệp; d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Điều 12. Loại tiêu chuẩn – Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. 2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. Điều 13. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn – Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây: 1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; 2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; 3. Kinh nghiệm thực tiễn; 4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định. |