Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về giống cây trồng nông nghiệp, khảo nghiệm về giống lúa được quy định như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! – Đức Huy (Trà Vinh).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13268-4:2021: Bảo vệ thực vật - điều tra sinh vật gây hại (Phần 4)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm - Phần 1: Giống lúa. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫnnăm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5715:1993, Gạo - Phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647-2:2015), Gạo - Xác định hàm lượng amylose - Phần 2: Phương pháp thông dụng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7983:2015, Gạo - Xác định tỷ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013), Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phương pháp Kjeldahl.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8369:2010, Gạo trắng - Xác định độ bền gel.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8372:2010, Gạo trắng - Xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010, Gạo trắng - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
2.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1.1. Khảo nghiệm diện hẹp (Replicated field trials)
Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với giống lúa được khảo nghiệm.
2.1.2. Khảo nghiệm diện rộng (On-farm test).
Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với giống lúa được khảo nghiệm.
2.1.3. Khảo nghiệm có kiểm soát (Control test)
Khảo nghiệm giống lúa trong môi trường nhân tạo để giống lúa thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận.
2.1.4. Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)
Giống lúa mới được đăng ký khảo nghiệm.
2.1.5. Giống đối chứng (Check varieties)
Đối với khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng: giống lúa cùng nhóm với giống lúa khảo nghiệm đã được công nhận lưu hành hoặc giống lúa địa phương đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất tại vùng khảo nghiệm.
Đối với khảo nghiệm có kiểm soát: giống lúa có tính kháng (đối chứng kháng) và giống lúa mẫn cảm (đối chứng nhiễm) đối với từng loại sâu bệnh hại; hoặc giống lúa chống chịu cao và giống lúa chống chịu kém đối với điều kiện bất thuận.
2.2 Chữ viết tắt
TGST: Thời gian sinh trưởng
VCU: Giá trị canh tác và giá trị sử dụng
3.1. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa
(i) Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng:
- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.6;
- Hệ thống mạng lưới điểm khảo nghiệm đáp ứng: số lượng điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng khảo nghiệm và diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm tại mỗi điểm khảo nghiệm theo quy định tại 4.3;
- Nhà kho lưu mẫu giống khảo nghiệm: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 °C đến 15 °C, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích nhà kho tối thiểu 20 m3;
- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: máy tính, máy in, thiết bị ghi hình;
- Thiết bị, dụng cụ đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; tủ sấy;
- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;
- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay.
(ii) Khảo nghiệm có kiểm soát:
- Phòng thử nghiệm đảm bảo các điều kiện nhân nuôi, lưu giữ nguồn rầy nâu; phòng thử nghiệm đủ điều kiện và có thiết bị, dụng cụ như: dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ đo pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần; buồng cấy vô trùng, nồi hấp khử trùng đạt được 2 atm ở 121 °C, tủ sấy, tủ định ôn có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật phát triển, máy phun ẩm, tủ lạnh âm 20 °C trở xuống để bảo quản, phân lập, nhân nuôi tác nhân gây bệnh như bệnh đạo ôn, bạc lá. Có khu vực chuẩn bị mẫu, khu vực khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ;
- Nhà lưới với các điều kiện phù hợp để bố trí các thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát như: đủ ánh sáng, nước tưới để cây trồng sinh trưởng phát triển. Chống được côn trùng, chuột, chim. Nhà lưới phải đảm bảo cách ly nguồn sâu bệnh với môi trường.
- Nguồn bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu sử dụng để đánh giá.
- Bộ giống chuẩn nhiễm, chuẩn kháng cho từng đối tượng đánh giá.
3.2. Phân vùng khảo nghiệm:
Theo Phụ lục A.