Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Công bố hợp quy giống cây trồng

Tiền kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra tính đúng giống và độ thuần, trước khi lô giống đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc trước khi công bố hợp quy.

Hậu kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần.

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đánh giá hợp quy được thực hiện theo hình thức và phương thức sau:

1. Hình thức đánh giá hợp quy

- Đối với giống cây trồng nhóm 2 (thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT) nhập khẩu: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện.

- Đối với giống cây trồng sản xuất trong nước: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện hoặc do tổ chức sản xuất giống cây trồng tự thực hiện.

2. Phương thức đánh giá hợp quy

- Áp dụng theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất đối với giống cây trồng sản xuất trong nước;

- Áp dụng theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô giống cây trồng đối với giống cây trồng nhập khẩu.

A Complete Guide To Germinating Seeds | Love The Garden

(Hình từ internet)

3. Các bước đánh giá hợp quy

Trường hợp

Đánh giá hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện các bước sau:

Đánh giá hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức sản xuất, kinh doanh thực hiện theo các bước sau:

Đánh giá hợp quy lô giống nhập khẩu

Bước 1: Lấy mẫu giống

- Lấy mẫu giống do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo thực hiện;

- Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8548:2011TCVN 8549:2011;

- Mỗi lô giống lấy một mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở nhập khẩu có lô giống đó. Đối với lô giống yêu cầu hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để hậu kiểm;

- Biên bản lấy mẫu (Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT);

- Mẫu giống phải đươc bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhận mẫu.

Bước 2: Thử nghiệm mẫu giống:

- Việc thử nghiệm mẫu giống do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện;

- Phương pháp thử đối với hạt giống thực hiện theo TCVN 8548:2011; Phương pháp thử nghiệm đối với củ giống thực hiện theo TCVN 8549:2011.

- Đối với lô giống lúa lai nhập khẩu có hạt nhuộm màu, thực hiện như sau:

+ Phiếu kết quả thử nghiệm không ghi chỉ tiêu hạt khác giống có thể phân biệt được;

+ Được cấp giấy chứng nhận hợp quy nhưng chủ lô giống phải có văn bản cam kết đảm bảo đúng giống;

+ Phải thực hiện hậu kiểm; số lượng mẫu cần hậu kiểm đối với một giống và cấp giống do tổ chức chứng nhận quyết định.

Bước 3. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

 

Đánh giá hợp quy giống cây trồng sản xuất trong nước

Bước 1: Kiểm định ruộng giống:

- Kiểm định ruộng giống do người kiểm định có chứng chỉ đào tạo thực hiện;

- Phương pháp kiểm định được thực hiện theo Tiểu chuẩn quốc gia TCVN 8550:2018;

- Biên bản kiểm định lập lần cuối cùng nội dung theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT. Ghi chép những lần kiểm định trước đó phải có chữ ký của người kiểm định và đại diện lô ruộng giống.

Bước 2: Lấy mẫu giống:

- Lấy mẫu giống do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo thực hiện;

- Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8548:2011TCVN 8549:2011;

- Tiến hành lấy mẫu điển hình. Lấy mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở sản xuất có giống đó. Đối với giống yêu cầu tiền kiểm hoặc hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để tiền kiểm hoặc hậu kiểm;

- Biên bản lấy mẫu (Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT);

- Mẫu giống phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhận mẫu.

Bước 3: Thử nghiệm mẫu giống:

- Việc thử nghiệm mẫu giống do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện;

- Phương pháp thử đối với hạt giống thực hiện theo TCVN 8548:2011;

Phương pháp thử nghiệm đối với củ giống thực hiện theo TCVN 8549:2011.

Bước 4: Tiền kiểm

- Áp dụng đối với giống bố, mẹ lúa lai hoặc giống lai F1 khi dựa vào mức độ cách ly, tỷ lệ tự thụ phấn của dòng mẹ, tỷ lệ cây khác dạng, hạt khác giống có thể phân biệt được mà chưa khẳng định được tính đúng giống và độ thuần của lô giống trong quá trình kiểm định, thử nghiệm;

- Phương pháp tiền kiểm thực hiện theo TCVN 8547:2011;

- Báo cáo kết quả tiền kiểm theo nội dung Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT.

Bước 5: Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho giống và cấp giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

- Kiểm định ruộng giống: Giống Bước 1 nêu ở bên;

- Lấy mẫu giống:

+ Lấy mẫu giống do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo thực hiện;

+ Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8548:2011TCVN 8549:2011;

+ Tiến hành lấy mẫu điển hình. Lấy mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở sản xuất có giống đó. Đối với giống yêu cầu tiền kiểm hoặc hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để tiền kiểm hoặc hậu kiểm;

+ Biên bản lấy mẫu (Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT);

- Thử nghiệm mẫu giống: 

+ Thử nghiệm mẫu giống do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện.

+ Phương pháp thử theo quy định tại TCVN 8548:2011 đối với hạt giống hoặc TCVN 8549:2011 đối với củ giống.

- Thực hiện tiền kiềm trước khi công bố hợp quy khi cần thiết;

- Tổ chức làm Báo cáo đánh giá giống và cấp giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT).

 

 

 

 

 

 

Sau khi có kết quả đánh giá hợp quy, tổ chức thực hiện công bố hợp quy định.

4. Thủ tục công bố hợp quy giống cây trồng

Hồ sơ công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 bao gồm:

Trường hợp

Hồ sơ công bố hợp quy

Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy

1. Bản công bố hợp quy (Mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT);

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập (bản sao);

3. Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

4. Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.

Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức sản xuất, kinh doanh

1. Bản công bố hợp quy (Mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT);

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập; (bản sao)

3. Biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống; (bản sao)

4. Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy; (bản sao)

5. Trường hợp tổ chức công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm:

- Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT (Tuy nhiên Thông tư này đã bị bãi bỏ nên tổ chức không cần nộp tài liệu này);

- Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

6. Trường hợp tổ chức công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;

7. Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 06 tháng tính từ ngày phát hành (Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT).

Nơi nộp hồ sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi tổ chức có trụ sở chính đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,391
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: