Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về cần trục? Thuật ngữ và định nghĩa, quy định chung và phương pháp kiểm tra trong Tiêu chuẩn được quy định như thế nào? – Thế Kiệt (Quảng Ngãi).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/03/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 23/03/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11074-1:2015: Cần trục - Kiểm tra - Quy định chung. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11074-1:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8242 (ISO 4306) và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Bộ phận thiết yếu (critical component): Bộ phận mà nếu hư hỏng có thể gây rủi ro cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng cần trục hoặc người ở gần cần trục.
- Tuổi thọ thiết kế (design life): Việc tính toán tuổi thọ làm việc cho phép của cần trục dựa trên các thông số thiết kế gốc của nó, có tính đến các chu kỳ ứng suất và tập hợp ứng suất (các ràng buộc thiết kế) trước khi một đánh giá đặc biệt và kiểm tra toàn diện được yêu cầu.
Chú thích 1: Tuổi thọ thiết kế của cần trục nói chung được quyết định bởi tuổi thọ của số lượng nhất định các bộ phận thiết yếu (xem ISO 12482-1).
Chú thích 2: Tuổi thọ thiết kế của cần trục có thể thay đổi so với tính toán nếu các chu kỳ ứng suất và tập hợp ứng suất xảy ra trong quá trình làm việc khác với những dự kiến.
- Kiểm tra (inspection): Tất cả các hoạt động liên quan đến kiểm tra cần trục bao gồm cả việc thử, nếu có.
- Các chỉ dẫn của đơn vị sử dụng (user organization instructions): Các chỉ dẫn sử dụng cần trục do đơn vị sử dụng ban hành.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Quy định chung: Để đảm bảo sử dụng an toàn cần trục, các điều kiện làm việc và thao tác đúng phải được duy trì.
- Các chỉ dẫn:
Các chỉ dẫn của đơn vị sử dụng phải kết hợp với các chỉ dẫn của nhà sản xuất và phải được thể hiện đơn giản, rõ ràng, bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi cần trục được sử dụng. Các chỉ dẫn phải thuận tiện cho tất cả mọi cá nhân thực hiện kiểm tra. Mọi cá nhân thực hiện kiểm tra phải đọc và hiểu được các chỉ dẫn này.
Các chỉ dẫn của đơn vị sử dụng phải được đánh giá bởi người có thẩm quyền đối với các yêu cầu trong điều này. Khi được xác định là đúng và phù hợp thì chúng phải được áp dụng để kiểm tra cần trục.
Chú thích: Danh mục kiểm tra phù hợp cho đánh giá này cho trong Phụ lục A.
Khi không có chỉ dẫn của nhà sản xuất thì người có thẩm quyền phải đưa ra các chỉ dẫn phù hợp.
- Kiểm tra bằng quan sát:
Kiểm tra bằng quan sát phải được thực hiện với tất cả bộ phận của cần trục để phát hiện bất kỳ sự bất thường hoặc sự khác biệt so với trạng thái bình thường, thông qua việc kiểm tra bằng quan sát, ví dụ thử gõ búa hoặc đo đạc.
Nói chung, kiểm tra bằng quan sát phải được tiến hành mà không cần tháo dỡ. Tuy nhiên, việc tháo dỡ phải tiến hành nơi mà trạng thái cần trục buộc phải như vậy.
- Thử không phá hủy: Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra bằng quan sát, có thể tiến hành kiểm tra bằng các phương pháp thử không phá hủy (ví dụ thử thẩm thấu, thử siêu âm, thử hạt từ, thử X quang, thử bằng truyền âm).
- Thử chức năng:
Các chức năng của các bộ điều khiển, công tắc và chỉ báo phải được kiểm tra. Việc đo hệ thống điện và/hoặc hệ thống thủy lực phải được tiến hành nếu cần thiết.
Thử chức năng phải thực hiện đối với các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo sau đây để đảm bảo rằng chúng hoạt động và được hiệu chỉnh đúng để vận hành an toàn:
+ Thiết bị giới hạn và chỉ báo tải trọng danh định;
+ Thiết bị giới hạn và chỉ báo chuyển động;
+ Thiết bị giới hạn và chỉ báo hoạt động.
- Thử không tải: Thử không tải phải tiến hành cho tất cả các chuyển động của cần trục (ví dụ nâng hạ, di chuyển dọc, di chuyển ngang, quay, nâng hạ cần), với tốc độ danh định và không có tải nâng, để kiểm tra mọi sự bất thường và/hoặc khuyết tật.
- Thử có tải:
Thử có tải phải tiến hành cho các chuyển động cơ bản của cần trục, như nâng hạ, di chuyển dọc, di chuyển ngang và quay, trong khi cần trục được treo tải trọng thử (khi cho phép), để kiểm tra mọi sự bất thường và/hoặc khuyết tật. Tải trọng thử phải không vượt quá tải trọng danh định.
Khi áp dụng thử có tải mang tính hệ thống thì tần suất thử có tải phải phù hợp quy định của quốc gia nơi cần trục được sử dụng.
Chú thích: Tùy theo yêu cầu quy định của quốc gia, có thể phải tăng tải trọng thử cao hơn tải trọng danh định.
- Thử tĩnh, thử động và thử ổn định: Thử tĩnh, thử động và thử ổn định phải tiến hành theo ISO 4310.