Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Nước rau, quả ? Xác định hàm lượng tro, cách tiến hành, tính kết quả được quy định như thế nào? Mong được giải đáp. – Xuân Hoa (Quảng Bình).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11175:2015: Phụ gia thực phẩm-Lecithin
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10691:2015: Nước rau, quả-Xác định hàm lượng tro. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10691:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
- Chuẩn bị mẫu thử
Thông thường các mẫu không cần xử lý trước và phép phân tích theo phương pháp này nên dựa vào thể tích, các kết quả được biểu thị trên 1 lít mẫu. Đối với các mẫu cô đặc, có thể cũng tiến hành phân tích dựa vào thể tích, sau khi pha loãng đến tỷ trọng tương đối đã biết. Trong trường hợp này, tỷ trọng tương đối phải được nêu rõ. Dựa vào lượng mẫu đã cân và hệ số pha loãng, các kết quả có thể được biểu thị trên 1 kg mẫu. Đối với các sản phẩm có độ nhớt cao và/hoặc có chứa lượng thịt quả rất cao thì thường tiến hành phép xác định theo khối lượng mẫu thử.
- Qui trình thử nghiệm
Cho bay hơi 25 ml mẫu thử (hoặc 25 g; xem 7.1) đến khô trên đĩa platin đã được cân trước (khối lượng ma; 6.1), trên nồi cách thủy (6.2). Cách khác là cho bay hơi nước ra khỏi mẫu thử sao cho không làm thất thoát các thành phần vô cơ.
Gia nhiệt từ từ lượng cặn trên bếp điện để trong tủ hút cho đến khi phần lớn các thành phần hữu cơ cháy hết. Sau đó, nung trong lò nung (6.3) ở nhiệt độ 525 °C ± 25 °C cho đến khi các thành phần hữu cơ được cháy hết và tro có màu trắng. Nhiệt độ của lò cần được kiểm soát, sử dụng dụng cụ đo nhiệt độ thích hợp. Để nguội đĩa platin cùng với tro đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm (6.4) và cân ngay (khối lượng mb).
Đôi khi các thành phần hữu cơ không cháy hết. Trong trường hợp đó, làm ẩm tro bằng nước, lặp lại quá trình bay hơi và nung. Nếu cần, lặp lại qui trình này vài lần.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tính hàm lượng tro của mẫu thử bằng gam trên lít như sau:
Hàm lượng tro = 40 x (mb - ma)
Trong đó:
40 là hệ số chuyển đổi từ 25 ml sang 1000 ml (hoặc 25 g sang 1 kg, xem 7.1);
mb là khối lượng của đĩa platin cùng với tro, tính bằng gam (g);
ma là khối lượng của đĩa platin trống, tính bằng gam (g);
Trong phép tính kết quả cần tính đến hệ số pha loãng và mối quan hệ với khối lượng hoặc thể tích. Nếu mẫu cô đặc đã được pha loãng đến nồng độ đơn (nồng độ ban đầu) thì phải ghi lại tỷ trọng tương đối của mẫu có nồng độ đơn đó.
Biểu thị hàm lượng tro bằng gam trên lít đến hai chữ số thập phân.
Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ các phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và nền mẫu khác với các dải nồng độ và nền mẫu đã nêu trong Phụ lục A.
- Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ thu được khi tiến hành thử trên vật liệu thử giống hệt nhau do cùng một người phân tích, sử dụng cùng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn lặp lại r.
Các giá trị đó là:
r £ 4 g/l : r = 0,09 g/l
r > 4 g/l : r = 0,14 g/l
Trong đó:
r là hàm lượng tro đo được, là trung bình của hai kết quả thử đơn lẻ.
- Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ thu được khi tiến hành thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do hai phòng thử nghiệm phân tích, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập R.
Các giá trị đó là:
r £ 4 g/l : R = 0,13 g/l
r > 4 g/l : R = 0,29 g/l
Trong đó:
r là hàm lượng tro đo được, là trung bình của hai kết quả thử đơn lẻ.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm:
- Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu (loại mẫu, nguồn gốc mẫu, ký hiệu);
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Ngày và kiểu quy trình lấy mẫu (nếu có thể);
- Ngày nhận mẫu;
- Ngày thử nghiệm;
- Kết quả thử nghiệm và các đơn vị biểu thị;
- độ lặp lại của phương pháp đã được đánh giá;
- các điểm cụ thể quan sát được trong quá trình thử nghiệm;
- mọi thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.