Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành điện được thực hiện theo Thông tư 27/2024/TT-BCT được ban hành ngày 21/11/2024 và có hiệu lực ngay từ khi ký ban hành.
>> Bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống thông tin trong cung cấp dịch vụ Online Banking
>> Lập thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng
Ngày 21/11/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành điện được quy định chi tiết tại Điều 6 Thông tư 27/2024/TT-BCT. Trong đó, gồm những nội dung sau đây:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2024/TT-BCT, hiệu quả đầu tư phát triển ngành điện được đánh giá qua các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Điều 6. Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành điện.
1. Mức trần giá điện được lập trên cơ sở hồ sơ mời thầu của dự án và dưới trần (mức giá tối đa) của khung giá phát điện tương ứng loại hình nguồn điện do Bộ Công Thương ban hành tại năm đấu thầu.
2. Nguyên tắc xây dựng mức trần giá điện được thống nhất với Bên mua điện theo quy định của pháp luật về điện lực trong hồ sơ mời thầu trên cơ sở:
a) Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của nhà đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án; Tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vượt quá 12%.
b) Mức trần giá điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền dịch vụ môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các khoản thuế, phí, các khoản thu bằng tiền khác theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trừ các khoản thuế, phí đã được tính trong phương án giá điện).
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành điện (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Tại Điều 29 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật số 24/2012/QH13) về chính sách giá điện cụ thể như sau:
(i) Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.Bổ sung
(ii) Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
(iii) Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
(iv) Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng.
- Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
(v) Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
(vi) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.
Căn cứ vào quy định tại Điều 30 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật số 24/2012/QH13), căn cứ lập và điều chính giá điện phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
(i) Chính sách giá điện.
(ii) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.
(iii) Quan hệ cung cầu về điện.
(iv) Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.
(v) Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
(vi) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.