Tôi dự định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trong năm 2024 tới và muốn mở một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp này thì phải thực hiện như thế nào? – Xuân Mai (Bến Tre).
>> Những trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2024
>> Những trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2024
Mặc dù hiện nay không có bất kỳ quy định pháp luật nào trực tiếp bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, một số quy định hiện nay gián tiếp yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thông qua tài khoản ngân hàng. Đơn cử như: Tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động phải được doanh nghiệp trích nộp qua tài khoản chuyên thu của Cơ quan Bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, hay việc các khoản chi có giá trị trên 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tài khoản ngân hàng còn giúp doanh nghiệp thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc thực hiện giao dịch thanh toán với các đối tác kinh doanh (đặc biệt là các đối tác nước ngoài), thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước và an toàn hơn trong việc lưu giữ tiền của doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, việc đăng ký tài khoản ngân hàng (hay còn được gọi là mở tài khoản ngân hàng) là điều cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay.
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng 2024 đối với doanh nghiệp mới thành lập được thực hiện như sau:
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Hướng dẫn thủ tục mở tài khoản ngân hàng 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng như sau:
- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;
- Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
- Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật số 17/2017/QH14).
Căn cứ theo Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trách nhiệm bảo mật thông tin của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
- Nhân viên, người quản lý, người điều hành của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.