Ngày 20/5/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT thông qua phương án đơn giản hóa việc tạm ngừng kinh doanh tổ hợp tác.
>> Điểm mới về trách nhiệm cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu 2024
>> Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục chấm dứt hoạt động tổ hợp tác
Theo đó, sẽ ban hành mới thủ tục hành chính về tạm ngừng kinh doanh tổ hợp tác quy định tại khoản 4 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT.
- Bổ sung quy định về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác theo hướng tổ hợp tác có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử.
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung thêm phương thức đăng ký qua dịch vụ bưu chính và đăng ký trên môi trường điện tử tạo thuận lợi hơn cho tổ hợp tác khi thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Cắt giảm thông tin cần kê khai trong trường hợp nếu kê khai số định danh cá nhân khi đăng ký tổ hợp tác, giúp cải thiện việc kê khai biểu mẫu, tránh kê khai rườm rà, không cần thiết các thông tin đã có sẵn tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Thông qua phương án đơn giản hóa việc tạm ngừng kinh doanh tổ hợp tác
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Hiện nay, việc tạm ngừng kinh doanh hay tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác chưa được quy định ở bất cứ văn bản pháp luật nào dù đây là quyền và lợi ích chính đáng của tổ hợp tác. Do vậy, nếu thực hiện theo quy định tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP, tổ hợp tác muốn tạm ngừng kinh doanh thì bắt buộc phải thông báo chấm dứt hoạt động, sau đó, khi có điều kiện để hoạt động trở lại, tổ hợp tác lại thực hiện thủ tục hành chính thông báo thành lập mới ngay từ đầu. Điều này sẽ gây bất cập trong quá đăng ký các thông tin, thương hiệu sản xuất, kinh doanh dịch vụ của tổ hợp tác sẽ bị gián đoạn hoặc bị mất và lại phải xây dựng lại thương hiệu mới,... gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sự phát triển của các tổ hợp tác.
Bên cạnh đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã 2023, tổ hợp tác là một đối tượng điều chỉnh của Luật Hợp tác xã 2023.
Ngoài ra, tổ hợp tác cần xây dựng quy định để thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an chia sẻ, kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Việc khai thác dữ liệu về dân cư lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép cắt giảm nhiều trường thông tin cá nhân phải kê khai, sử dụng số định danh cá nhân, ứng dụng định danh điện tử cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Các quy định hiện tại về đăng ký tổ hợp tác chưa cho phép đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng này.
Do đó, việc ban hành mới thủ tục hành chính về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác là cần thiết nhằm:
- Góp phần bảo đảm lợi ích của tổ hợp tác, đồng thời củng cố quy định giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình hoạt động của tổ hợp tác.
- Hoàn thiện quản lý nhà nước, củng cố công cụ quản lý nhà nước giúp Cơ quan đăng ký kinh doanh kịp thời nắm được tình hình hoạt động của tổ hợp tác.
- Tuy phát sinh thêm quy định mới nhưng việc được tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại trước thời hạn đã thông báo giúp người dân, tổ hợp tác được bảo đảm quyền và lợi ích, nhu cầu hợp pháp, chính đáng.
Luật Hợp tác xã 2023 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hiện nay, Luật Hợp tác xã 2023 có một số quy định về tổ hợp tác và giao Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 về thành lập, hoạt động của tổ hợp tác (tại khoản 5 Điều 107 Luật Hợp tác xã 2023). Do đó, đề xuất xây dựng Nghị định về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực thi phương án đơn giản hóa.
Việc thực hiện thủ tục hành chính mới về thông báo tạm ngừng kinh doanh/ tiếp tục kinh doanh trở lại đối với tổ hợp tác sẽ giảm chi phí tuân thủ so với thực hiện thủ tục hành chính về chấm dứt hoạt động tổ hợp tác.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ về thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác hiện hành theo quy định tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP): 1.029.397.500 đồng.
- Chi phí thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa (chi phí tuân thủ thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới thủ tục hành chính về thông báo tạm ngừng kinh doanh/ tiếp tục kinh doanh trở lại đối với tổ hợp tác dự kiến ban hành tại Nghị định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ): 584.000.250 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 445.397.250 đồng.
- Tỷ lệ chi phí cắt giảm: 43,27%.