Về việc xác định thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ viễn thông thực hiện theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, quy định về hóa đơn, chứng từ.
>> 02 trường hợp giải thể của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
>> Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025
Cụ thể về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ viễn thông được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, với những nội dung sau:
b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ viễn thông (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 thì những hoạt động sau đây được xem là hoạt động viễn thông:
- Đầu tư, kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, kinh doanh hàng hóa viễn thông.
- Hoạt động viễn thông công ích.
- Cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép viễn thông.
- Kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Quản lý tài nguyên viễn thông.
- Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng và giá dịch vụ viễn thông.
- Xây dựng công trình viễn thông.
Tại Điều 9 Luật Viễn thông 2023, quy định về 05 hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông, cụ thể bao gồm những nội dung sau đây:
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
|