Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh các công việc bắt buộc về thuế, bảo hiểm, lao động, doanh nghiệp có thể phải thực hiện thêm một số công việc xét theo nhu cầu hoặc trong những trường hợp nhất định. Bài viết này sẽ giúp Quý thành viên thống kê những công việc như vậy.
>> Những hiểu biết sai lầm thường gặp về “Phạt vi phạm hợp đồng”
>> Một số lưu ý khi doanh nghiệp vay tiền ngoài tổ chức tín dụng
1. Tuyển dụng lao động là người nước ngoài
Nếu doanh nghiệp được quyền tự chủ hoàn toàn trong tuyển dụng lao động là công dân Việt Nam, thì doanh nghiệp chỉ có thể tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc ở một số vị trí trong những trường hợp nhất định và phải gửi báo cáo giải trình đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở trước khi tổ chức tuyển dụng.
Quý thành viên có thể tham khảo chi tiết tại công việc “Tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài”.
2. Thành lập công đoàn cơ sở
Công đoàn cơ sở là cơ quan đại diện cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ khi có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam tại doanh nghiệp thì mới đủ điều kiện thành lập công đoàn tại doanh nghiệp. Quý thành viên có thể tham khảo trình tự cụ thể tại công việc “Thành lập công đoàn”.
Thực tế, nếu doanh nghiệp mới thành lập sử dụng nhiều người lao động, thì công đoàn cấp trên trực tiếp sẽ khuyến khích, vận động doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở ngay.
3. Xây dựng Bảng phụ cấp lương
Ngoài mức lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, thì tùy điều kiện thực tế mà doanh nghiệp có thể hỗ trợ thêm cho người lao động các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, … Các khoản này nên được doanh nghiệp xây dựng thống nhất trong “Bảng phụ cấp lương” để làm cơ sở chi trả, dù không bắt buộc.
4. Mua chữ ký số
Xét nhu cầu giao dịch điện tử hoặc theo yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như cơ quan thuế) để thực hiện các thủ tục trực tuyến, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhà cung cấp để mua chữ ký số phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Quý thành viên có thể tham khảo các vấn đề pháp lý có liên quan tại các công việc:
- Những lưu ý về Chữ ký số - Chứng thư số;
- Tạo, phân phối, thay đổi khóa cho thuê bao chứng thư số;
Quý thành viên vui lòng lưu ý, chậm nhất là ngày 01/01/2020, tất cả doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, sẽ có trường hợp doanh nghiệp được cơ quan thuế thông thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử ngay. Một khi áp dụng hóa đơn điện tử, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có chữ ký số để ký trên hóa đơn nên việc mua chữ ký số ngay từ khi thành lập là điều cần thiết.
5. Góp vốn
Thành viên công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, cổ đông công ty cổ phần phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm về vấn đề này tại bài viết “Góp vốn bằng tài sản cố định – Những điều cần biết”.
6. Phòng cháy – chữa cháy
Trước hết, doanh nghiệp cần tham khảo hai công việc sau để xác định mình thuộc diện cơ sở nào:
- Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Xây dựng nội quy và sơ đồ về an toàn phòng cháy, chữa cháy;
- Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy;
- Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở;
- Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
7. Sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một trong những loại tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Do đó, dù việc đăng ký bảo hộ không phải là nghĩa vụ bắt buộc nhưng doanh nghiệp vẫn nên thực hiện để bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Tùy loại tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tương ứng như sau:
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Quỳnh Như