Thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư được quy định chi tiết tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
>> Điều kiện, hồ sơ cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học từ 20/11/2024
>> Thủ tục điều chỉnh Giấy phép tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 126 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 127 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy định về hồ sơ và nội dung thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu như sau:
(i) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(ii) Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(iii) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(iv) Tài liệu khác có liên quan.
Theo đó, nội dung thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm:
(i) Kiểm tra sự phù hợp về các nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(ii) Các nội dung liên quan khác.
(i) Khái quát nội dung chính của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, cơ sở pháp lý để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(ii) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(iii) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(iv) Các ý kiến khác (nếu có).
Lưu ý, trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để trao đổi các nội dung nếu thấy cần thiết.
Điều 120. Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu - Nghị định 24/2024/NĐ-CP 1. Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu: a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra; b) Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra. 2. Kinh phí thực hiện kiểm tra: a) Kinh phí thực hiện kiểm tra được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của đơn vị chủ trì kiểm tra hoạt động đấu thầu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; b) Doanh nghiệp nhà nước tự bố trí kinh phí thực hiện kiểm tra. |