Đối với tài khoản 791 pháp luật hiện hành quy định như thế nào? – Kim Loan (Nghệ An).
>> Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
>> Tài khoản 741 (doanh thu từ hoạt động khác)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 791 - Doanh thu khác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản 791 phản ánh các khoản doanh thu khác của tổ chức tài chính vi mô trừ các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ và doanh thu từ hoạt động khác.
- Các khoản doanh thu khác của tổ chức tài chính vi mô được hạch toán vào Tài khoản 791 như: thu các khoản nợ phải trả đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm bồi thường; thu từ nhận tài trợ không hoàn lại, thu các khoản giảm thuế, hoàn thuế, Thu từ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay thu hồi được),...
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 791 (doanh thu khác) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung của Tài khoản 791 - Doanh thu khác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
Doanh thu khác của tổ chức tài chính vi mô thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 791 không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới có trách nhiệm như sau:
Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Bố trí nhân sự để bảo đảm chất lượng dịch vụ kế toán. Tuân thủ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán tại Điều 25 Nghị định này và các quy định khác có liên quan tại Luật kế toán. 2. Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam. 3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế của Việt Nam. 4. Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam theo mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định. 5. Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam về hợp đồng dịch vụ kế toán, hồ sơ dịch vụ kế toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam. 6. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm và văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác. 7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định tại Luật kế toán và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.Y |