Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng (Bank) là gì? Đặc điểm

(Hình từ internet)

1. Điều kiện để được cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã

STT

Điều kiện

1

Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng).

2

Các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân và pháp nhân khác phải đáp ứng các điều kiện:

Đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng khác: Không thuộc đối tượng áp dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) tại thời điểm đề nghị tham gia là thành viên.

Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đề nghị tham gia là thành viên.

Các đối tượng trên phải góp đủ vốn góp và có đơn đề nghị và cử đại diện hợp pháp tham gia như sau:

- Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là mười triệu đồng.

- Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là một triệu đồng.

- Mức vốn góp cụ thể do Đại hội thành viên quyết định. Các thành viên ngân hàng hợp tác xã không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tiến hành khai trương hoạt động. Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.

- Tổng vốn góp (bao gồm: vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên) tối đa của một thành viên (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) do Đại hội thành viên quyết định và được ghi vào Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.

3

Người quản lý, điều hành và thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 10, 11 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 và các điều kiện tiêu chuẩn sau:

Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị:

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 05 (năm) năm trở lên;

- Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên;

- Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Đối với Thành viên Hội đồng quản trị :

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên;

- Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 01 (một) năm trở lên;

- Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Đối với Thành viên Ban kiểm soát:

- Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng.

- Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm và không được đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.

Đối với Tổng giám đốc:

- Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên;

- Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật.

- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Lưu ý: Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc không được là những đối tượng được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

4

Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5

Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.

2. Thủ tục thành lập Ngân hàng hợp tác xã

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập Ngân hàng hợp tác xã (mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư 31/2012/TT-NHNN) do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã dự kiến thành lập ký.

(2) Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.

(3) Đề án thành lập ngân hàng hợp tác xã.

(4) Hồ sơ của những người dự kiến tham gia quản lý, kiểm soát và điều hành:

- Danh sách nhân sự dự kiến tham gia quản lý, kiểm soát và điều hành;

- Sơ yếu lý lịch (Phụ lục số 01 Thông tư 31/2012/TT-NHNN), lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

- Báo cáo công khai lợi ích liên quan;

- Bản sao các văn bằng chứng minh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

(5) Hồ sơ của thành viên:

- Danh sách các thành viên tham gia góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã;

- Đơn đề nghị tham gia thành viên ngân hàng hợp tác xã;

- Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản tương đương (đối với pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng);

- Văn bản của cấp có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức (trừ các quỹ tín dụng nhân dân) được góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã (nếu có);

- Điều lệ (đối với pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng)

- Văn bản ủy quyền người đại diện pháp nhân (bao gồm cả đại diện phần vốn góp) tham gia là thành viên tại ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người được ủy quyền đại diện hợp pháp của pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;

- Bản kê khai người có liên quan của thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân (Phụ lục số 02 Thông tư 31/2012/TT-NHNN);

- Báo cáo tài chính năm liền kế năm đề nghị thành lập ngân hàng hợp tác xã và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm có văn bản đề nghị tham gia góp vốn (đối với pháp nhân không phải tổ chức tín dụng);

- Bản kê khai nêu rõ về vốn góp, số cổ phần nắm giữ, tỷ lệ cổ phần của từng thành viên tại tổ chức tín dụng khác.

(6) Văn bản xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.

(7) Nghị quyết Đại hội thành viên đầu tiên về việc thành lập ngân hàng hợp tác xã.

(8) Nghị quyết của Đại hội thành viên đầu tiên về việc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trịthành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát.

(9) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã.

Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

Cách thức thực hiện: gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã dự kiến thành lập xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày có văn bản xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp Giấy phép trong đó nêu rõ lý do.

Ngân hàng hợp tác xã sau khi được cấp Giấy phép thành lập phải tiến hành các thủ tục sau:

- Đăng ký kinh doanh;

- Công bố thông tin:

Ngân hàng hợp tác xã phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động. Xem chi tiết tại công việc Công bố thông tin hoạt động.

- Báo cáo điều kiện khai trương hoạt động:

Ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động, Ngân hàng hợp tác xã phải gửi văn bản trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng hợp tác xã đặt trụ sở chính thông báo về các điều kiện khai trương hoạt động (xem chi tiết tại công việc Khai trương hoạt động).

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,327
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: