Hiện nay đối với tài khoản 741 pháp luật quy định như thế nào? – Thanh Thúy (Đồng Tháp).
>> Tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái)
>> Tài khoản 711 (doanh thu từ hoạt động dịch vụ)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Tài khoản 471 phản ánh các khoản doanh thu hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô, bao gồm:
- Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ.
- Thu hoàn nhập dự phòng.
- Lãi tỷ giá hối đoái.
- Thu từ hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 741 (doanh thu từ hoạt động khác) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung của Tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác.
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh khác vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 741 không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới được quy định như sau:
Điều 31. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. 2. Chỉ có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 60 Luật kế toán và Nghị định này, đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán mới được liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ qua biên giới. 3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam phải lập Hợp đồng liên danh về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Hợp đồng liên danh phải phân định rõ trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. 4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi liên danh để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải giao kết Hợp đồng dịch vụ kế toán với đơn vị thuê dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng dịch vụ kế toán phải có đầy đủ chữ ký người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam và đơn vị thuê dịch vụ kế toán. 5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam tham gia hợp đồng liên danh cung cấp dịch vụ kế toán phải cử một kế toán viên hành nghề phụ trách phần dịch vụ kế toán thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mình trong hợp đồng dịch vụ kế toán. 6. Hợp đồng dịch vụ kế toán, hợp đồng liên danh, hồ sơ dịch vụ kế toán phải lập đồng thời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. 7. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến phí cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam. |