Nguyên tắc kế toán của tài khoản 519 (các khoản thanh toán nội bộ) được quy định như thế nào? – Đăng Khôi (Yên Bái).
>> Tài khoản 491 (lãi và phí phải trả)
>> Tài khoản 612 (quỹ đầu tư phát triển)
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 519 (các khoản thanh toán nội bộ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
- Tài khoản 519 (các khoản thanh toán nội bộ) dùng để phản ánh tình hình thanh toán trong nội bộ tổ chức tài chính vi mô như:
+ Số vốn điều chuyển đi đến giữa Hội sở chính của tổ chức tài chính vi mô với các đơn vị trực thuộc.
+ Các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác giữa các đơn vị trong cùng hệ thống tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong quá trình giao dịch.
- Tài khoản 519 (Các khoản thanh toán nội bộ) được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 519 (các khoản thanh toán nội bộ) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 519 (các khoản thanh toán nội bộ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 40 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
- Bên Nợ:
+ Số vốn điều chuyển đi;
+ Số tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc.
+ Số tiền đơn vị trực thuộc đã nộp tổ chức tài chính vi mô.
+ Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị trực thuộc chi hộ.
+ Số tiền thu hộ các đơn vị trực thuộc nội bộ.
- Bên Có:
+ Số vốn điều chuyển đến.
+ Số tiền đơn vị trực thuộc phải nộp tổ chức tài chính vi mô.
+ Số tiền phải trả cho đơn vị trực thuộc.
+ Số tiền phải trả cho các đơn vị trực thuộc khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị trực thuộc khác chi hộ.
+ Các khoản thu hộ đơn vị trực thuộc khác.
- Số dư bên Nợ:
+ Chênh lệch số vốn điều đi lớn hơn số vốn điều chuyển đến.
+ Số tiền đã trả cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ tổ chức tài chính vi mô nhiều hơn số phải trả, phải nộp.
- Số dư bên Có:
+ Chênh lệch số vốn điều chuyển đến lớn hơn số vốn điều chuyển đi.
+ Số tiền còn phải trả, phải nộp các đơn vị trực thuộc trong nội bộ tổ chức tài chính vi mô.
Quý khách xem chi tiết nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô tại đây.
Tại Điều 28 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về hình thức góp vốn của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền là đồng Việt Nam đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn, giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi theo quy định tại mục (ii) dưới đây.
(ii) Giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi là chênh lệch giữa tài sản có và nợ phải trả của chương trình, dự án tài chính vi mô trên báo cáo kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và được cơ quan có thẩm quyền, tổ chức sở hữu vốn được giao, vốn được cấp có văn bản giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô.