Tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) được áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Kim Ngọc (Bến Tre).
>> Tài khoản 612 (quỹ đầu tư phát triển)
>> Tài khoản 611 (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) dùng để phản ánh số lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô, bao gồm: lãi tiền vay, lãi tiền gửi phải trả cho khách hàng đang gửi tiền tại tổ chức tài chính vi mô, lãi phải trả tính trên số vốn ủy thác cho vay, phí ủy thác phải trả cho bên nhận ủy thác; các khoản phí phải trả khi tổ chức tài chính vi mô sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp,..
- Lãi phải trả được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
- Lãi và phí phải trả thể hiện số lãi tính dồn tích mà tổ chức tài chính vi mô đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 491 (lãi và phí phải trả) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
- Bên Nợ:
+ Số lãi và phí tổ chức tài chính vi mô đã trả.
+ Số lãi tiền vay, tiền gửi tổ chức tài chính vi mô đã trả.
+ Số phí tổ chức tài chính vi mô đã trả cho các nhà cung cấp.
- Bên Có:
+ Số lãi và phí tổ chức tài chính vi mô phải trả.
+ Số lãi tiền vay, tiền gửi tổ chức tài chính vi mô phải trả.
+ Số phí tổ chức tài chính vi mô phải trả cho các nhà cung cấp.
- Số dư Có: Phản ánh số lãi và phí còn phải trả của tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm báo cáo.
Tại Điều 8 Thông tư 18/2018/TT-BTC quy định cụ thể về nguyên tắc ghi nhận chi phí đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Chi phí của tổ chức tài chính vi mô là các Khoản chi phí phải chi thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô.
- Các chi phí được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tổ chức tài chính vi mô không được hạch toán vào chi phí các Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và Luật Đầu tư 2020) và các văn bản hướng dẫn.
- Đối với tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh các Khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng đối với Phần chi trích lập dự phòng rủi ro vượt mức quy định được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa quy định về chi trích lập dự phòng rủi ro của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có) và Khoản chi nộp phạt vi phạm hành chính (trừ các Khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật) tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ được sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp.