Thực tế hiện nay, nhiều StartUp hoạt động tại Việt Nam, do người Việt thành lập nhưng lại đăng ký hoạt động tại Singapore. Tại sao vậy? Tại sao lại xảy ra hiện trạng này? Tại sao tất cả mọi thứ ở Việt Nam lại đăng ký hoạt động tại Singapore?
>> Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
>> Làm việc tại cơ quan nhà nước có được kinh doanh?
Câu trả lời của nhiều StartUp cho rằng ở Singapore họ được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở đây đơn giản, có thể chỉ với 1 USD và 2 ngày là có thể có được giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Singapore trở thành nơi lý tưởng để khởi nghiệp là vì nơi đây có nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, được miễn giảm thuế trong những năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện, cơ hội gọi vốn dễ dàng…
Đó là những câu trả lời và những lý do các StartUp đưa ra khi chọn Singapor hoặc các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines.., để khởi nghiệp.
Hãy nhìn lại Việt Nam, những hỗ trợ cho StartUp như trên có không?
Câu trả lời là có và theo tôi nó còn có đầy đủ nữa là đằng khác. Trong những năm trở lại đây, nhà nước ta ban hành những chính sách để tập trung đẩy mạnh hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là những StartUp. Từ Đề án 844 đến Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và rất nhiều những chính sách, văn bản, đề án, mô hình … được xây dựng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Những chính sách, chủ trương cũng xung quanh chuyện đơn giản hoá thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp, miễn giảm thuế, tiên thuê đất, hỗ trợ kêu gọi vốn, hộ trợ tiếp cận thị trường, ưu đãi cho những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ưu đãu, thu hút đầu tư đối với những doanh nghiệp nước ngoài…
Đồng thời, việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ là trách nhiệm của một cơ quan nào cả mà là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống nhà nước. Việc này cũng được bàn bạc, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện thường xuyên ở những cuộc họp của Quốc hội của Chính phủ.
Nhiều điều kiện, chính sách hỗ trợ nhưng tại sao vẫn không giữ chân được StartUp?
Đôi dòng tâm tư của một vài StartUp, họ không có thời gian để làm việc đúng quy trình, trong nhiều trường hợp khi cơ hội đến, để chớp lấy thời cơ, họ phải lựa chọn thành lập công ty hoặc kêu gọi đầu tư nhanh chóng nếu không sẽ chớp lấy cơ hội.
Lý lẽ của họ đưa ra không sai, đó là quan điểm của rất nhiều StartUp khi họ nhìn nhận về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Mặc dù có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhưng hầu như những chính sách này chưa được thực thi hiệu quả trong thực tế.
Ví dụ, thời gian thành lập doanh nghiệp được rút ngắn nhiều nhưng thực tế vẫn khá lâu, vẫn còn thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về khởi nghiệp vẫn còn chưa cụ thể và chưa được thực thi hiệu quả trong thực tế.
Đó chính là một trong những lý do mà môi trường kinh doanh Việt Nam không thu hút được StartUp mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ.
Vậy Việt Nam cần làm gì?
Vấn đề của những StartUp ở đây là họ chỉ cần có một môi trường kinh doanh thuận lợi, không gặp nhiều rào cản về pháp lý, chính sách, được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ Nhà nước. Đó chính là điểm thu hút họ ở Singapore và một số nước trong khu vực.
Việt Nam chúng ta đã và đang có những điều đó, vấn đề là chúng ta cần thực thi như thế nào. Chúng ta cần thực thi những chính sách một cách đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Việc hỗ trợ doanh nghiệp StartUp là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, cần được thực hiện ngay, những vấn đề này đều được nêu tại các nghị quyết của Quốc hội nhưng trên thực tế thì chưa được thực thi hiệu quả.
Ví dụ, các cơ quan chức năng cần thực hiện mạnh dạng, nhanh chóng thực hiện việc loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, rút ngắn và đơn giản trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Và nhiều nhiệm vụ khác cần thực hiện nhanh chóng, dứt điểm, hiệu quả.
Cần phải sâu sát tình hình thực tế của các StartUp để đưa ra được những chính sách phù hợp và kịp thời để hỗ trợ họ. Đồng thời phải nâng cao chất lượng hỗ trợ của những cơ quan chuyên trách. Bởi khi khởi nghiệp sáng tạo sẽ có nhiều vấn đề mới phát sinh, thế nên, cần phải đồng hành cùng họ để hiểu và hỗ trợ tốt hơn cho họ.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Tài Giỏi