Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế là hai trong những hợp đồng khá phổ biến hiện nay. Trong quá trình giao dịch với nhau, mọi thay đổi đều được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng nguyên tắc chính là cơ sở để các bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, không quy định chi tiết. Vì thế, trong nhiều giao dịch, các bên sẽ sử dụng mẫu Hợp đồng nguyên tắc thay cho Hợp đồng kinh tế thông thường. Vậy, hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế có gì giống và khác nhau, cùng PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tìm hiểu qua bài viết này nhé!
>> Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
>> Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Nguồn: Internet
1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa/dịch vụ.
Trong Hợp đồng nguyên tắc, các bên thường chỉ quy định những vấn đề chung nên Hợp đồng nguyên tắc thường được xem như 01 loại hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.
Những thỏa thuận trong Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết Hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục cho Hợp đồng nguyên tắc.
Đối với loại Hợp đồng này, tuỳ vào sự thoả thuận của các bên và nội dung giao dịch cụ thể mà hình thành nội dung của Hợp đồng.
Thông thường, Hợp đồng nguyên tắc cũng bao gồm tất cả các điều khoản như một Hợp đồng kinh tế nhưng chỉ quy định chung chung. Các nội dung liên quan đến hàng hoá hay dịch vụ cụ thể thì có thể được quy định ở một Hợp đồng khác hoặc đơn đặt hàng hoặc phụ lục Hợp đồng.
2. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.
Thông qua việc giao kết hợp đồng thì các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thoả thuận khác nhằm mục đích kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho cả 02 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.
Có thể hiểu rằng hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, cầu nối giao kết giữa các chủ thể, phần lớn các cá nhân, tổ chức làm kinh doanh đều phải ký kết hợp đồng kinh tế, chính vì thế đây là văn bản đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
3. So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế
Giống nhau:
Giá trị pháp lý: Đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,…
Nội dung: Sự thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, nội dung công việc,… trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, tuân theo quy định của pháp luật.
Hình thức: Chủ yếu bằng văn bản, có chữ ký, đóng dấu xác nhận của các bên tham gia hợp đồng
Khác nhau:
Tiêu chí | Hợp đồng nguyên tắc | Hợp đồng kinh tế |
Mục đích | Chỉ quy định những vấn đề chung nên thường được xem như là 1 hợp đồng khung hay 1 biên bản ghi nhớ giữa các bên. | Quy định các vấn đề cụ thể hơn, chi tiết, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện |
Tên gọi | Thoả thuận nguyên tắc; Hợp đồng nguyên tắc bán hàng; Hợp đồng nguyên tắc đại lý… | Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng vay vốn… |
Thoả thuận trong hợp đồng | Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc có tính chất định hướng, các vấn đề chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Vì vậy, trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc, các bên có thể tiến tới ký kết HĐ kinh tế chính thức hay chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc | Ký kết Hợp đồng kinh tế có tính chất bắt buộc thực hiện, tính ràng buộc và quyền lợi của các bên cũng rõ ràng hơn |
Khả năng giải quyết tranh chấp | Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định các vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp, rất khó để giải quyết nhất là khi các bên vi không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình | Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng hơn nên khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết hơn |
Thời gian ký kết | Thường cố định là đầu mỗi năm, qua các năm nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký phụ lục. Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên không phụ thuộc số lượng các thương vụ/đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực | Khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên; thời gian hợp đồng kinh tế theo đó cũng ngắn hơn; hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt theo từng thương vụ/đơn hàng sau khi các bên hoàn thành trách nhiệm và/hoặc ký biên bản thanh lý hợp đồng |
Đối tượng áp dụng | Các công ty có vị trí địa lý xa nhau trong cùng 1 vùng miền/tổ quốc; các công ty có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên liên tục | Các công ty ít giao dịch với nhau; Các giao dịch có giá trị lớn; Các giao dịch đặc thù cần yêu cầu chi tiết về trách nhiệm của các bên. |