Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn với tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2TV trở lên được quy định thế nào? – Mai Nhi (Hà Nội).
>> Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng từ 01/7/2024
>> Các thông tin về lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 2024
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn từ ngày 01/7/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Cụ thể như sau:
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn với TCTD là công ty TNHH 2TV trở lên từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
(i) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn.
(ii) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng.
(iii) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
(iv) Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
(v) Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức.
(ii) Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng.
(iii) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Căn cứ Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như sau:
- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp, ưu tiên góp thêm vốn khi tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện nhận chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng.
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 71 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện nhận chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại vốn góp của tổ chức tín dụng thuộc về Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Giải thích từ ngữ - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 … 16. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức khác góp vốn cấu thành vốn điều lệ; mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc nhận chuyển nhượng, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác; cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư. … |