Tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ có những quyền gì? Và những quyền này sẽ được bảo hộ có thời hạn hay vô thời hạn? – Tuyết Nhung (Nam Định).
>> Quy định về việc thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý năm 2023
>> Thực hiện quyền quản lý của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý năm 2023
Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền nhân thân và quyền tài sản sau đây:
Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
- Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), cụ thể như sau:
(i) Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
- 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
(ii) Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:
- Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
- Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
(iii) Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại đoạn (i) và đoạn (ii) Mục 2.2 này là mức dành cho các đồng tác giả. Các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
(iv) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Thời hạn bảo hộ quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định tại Điều 35 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
- Quyền nhân thân của tác giả nêu tại Mục 2.1 được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền nhận thù lao của tác giả nêu tại Mục 2.2 được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Lưu ý: Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thỏa thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính nếu thù lao trả cho tác giả được tính bằng 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (nêu tại đoạn (i) Mục 2.2 của bài viết).